Khi thực hiện tìm kiếm thông tin trên Google, có nhiều loại truy vấn và kết quả khác nhau, nhưng quy trình xếp hạng đều giống nhau: Xếp hạng kết quả tìm kiếm theo nhu cầu người dùng tập trung vào nhu cầu của người dùng thiết bị di động và suy nghĩ xem kết quả đó hữu ích và đáp ứng như thế nào đối với người dùng di động.
Giới thiệu sơ lược về xếp hạng kết quả tìm kiếm theo nhu cầu người dùng
Thang đánh giá xếp hạng theo nhu cầu có kết cấu:
N/A =>> Không đáp ứng =>> Đáp ứng 1 phần =>> Đáp ứng vừa đủ =>> Đáp ứng tốt =>> Đáp ứng đầy đủ
Trong đó:
- Danh mục đáp ứng đầy đủ là một danh mục xếp hạng đặc biệt, chỉ áp dụng cho một số truy vấn và kết quả nhất định. Gần như tất cả người dùng di động sẽ hài lòng ngay lập tức và hoàn toàn hài lòng với kết quả và không cần phải xem các kết quả khác để đáp ứng nhu cầu của mình.
- Danh mục đáp ứng tốt là danh mục hữu ích với hầu hết người dùng, nhưng vẫn có một số muốn tìm các kết quả bổ sung thêm khác nữa.
- Danh mục Đáp ứng vừa phải là danh mục hữu ích với một số người dùng và một số người khác muốn xem các kết quả bổ sung.
- Danh mục đáp ứng 1 phần là danh mục đáp ứng một lượng ít người dùng di động hơn. Vẫn có những giải đáp của danh mục cho truy vấn, nhưng nó chưa thỏa mãn được người dùng. Hầu hết người dùng đều muốn xem thêm các kết quả khác.
- Danh mục không đáp ứng người dùng là danh mục hoàn toàn không đáp ứng được nhu cầu người dùng, hầu như tất cả đều sẽ tìm kết quả bổ sung.
Xếp hạng kết quả: Nội dung tìm kiếm và trang đích kết quả.
Đối với đánh giá xếp hạng theo nhu cầu người dùng, mỗi kết quả sẽ được đánh giá dựa trên nội dung và các trang đích được liên kết với kết quả (link).
Để xếp hạng kết quả tìm kiếm, cần đánh giá cả truy vấn người dùng và kết quả cần có:
- Kết quả chứa nội dung đặc biệt: Nội dung trong phần này luôn chiếm phần lớn trong việc đánh giá kết quả xếp hạng. Một số nội dung ở đây có thể dẫn link đến trang khác, ở trường hợp này, hãy nghĩ xem người dùng có click vào link để thỏa mãn nhu cầu của mình không. Nếu user không click, hãy xếp hạng nội dung đặc biệt này độc lập. Còn nếu nhiều người click, hãy xem xét tính hữu ích mà trang đích đem lại. Cả link và nội dung content đặc biệt cần phải hữu ích thì xếp hạng mới cao được.
- Kết quả trên Web: 1 click là bắt buộc, cần đánh giá nội dung của web để xếp hạng.
Ví dụ khi truy vấn “What does love mean” (tình yêu nghĩa là gì):
- Kết quả chứa nội dung đặc biệt có nội dung như sau:
Với nội dung kết quả đặc biệt này, ta đánh giá được người dùng sẽ không click nhiều vào các liên kết đi kèm, do các liên kết này không rõ ràng và nội dung của kết quả cũng phản ánh đầy đủ cho truy vấn. Vì vậy, chúng ta sẽ đánh giá kết quả truy vấn độc lập mà không cần dựa vào yếu tố khác.
- Kết quả qua Website:
Người dùng sẽ phải click vào web để tìm được giải đáp cho truy vấn của mình. Vậy nên, chúng ta sẽ xếp hạng dựa trên nội dung có trên website.
Có rất nhiều dạng kết quả chứa nội dung đặc biệt khác nhau, hầu hết đều là các kết quả xếp hạng được đánh giá độc lập, không cần kết hợp với link đi kèm. Các ví dụ như sau:
Những nội dung kể trên sẽ được áp dụng trong đánh giá xếp hạng theo nhu cầu của người dùng. Với những kết quả chứa nội dung đặc biệt có trang đích riêng, bạn có thể xếp hạng đi kèm nội dung của cả trang đích cũng như chất lượng của trang đích.
Các thang đánh giá kết quả theo nhu cầu người dùng
Đáp ứng đầy đủ nhu cầu người dùng
Đáp ứng đầy đủ nhu cầu người dùng là dạng xếp hạng đặc biệt, được áp dụng trong các trường hợp:
- Truy vấn của người dùng thực sự rõ ràng.
- Kết quả phải đáp ứng đầy đủ nhu cầu cho người dùng di động, để người dùng có thể sử dụng ngay những thông tin mà họ tìm được.
- Hầu hết người dùng hài lòng với kết quả, không cần phải tìm kiếm thêm các kết quả khác.
Nói cách khác, xếp hạng Đáp ứng đầy đủ nên dành riêng cho các kết quả là “câu trả lời đầy đủ thông tin”, không cần kết quả nào khác mà người dùng đã rất hài lòng.
Bạn phải tự phán đoán 1 kết quả đạt tiêu chuẩn đánh giá đáp ứng đầy đủ nhu cầu hay không, sau đây là 1 số trường hợp cụ thể:
- Người dùng đang tìm kiếm 1 trang web và nội dung trang đó đáp ứng đầy đủ nhu cầu của họ.
- Người dùng cố gắng hoàn thành 1 hành động trên thiết bị và kết quả mang lại giúp họ thỏa mãn.
- Người dùng tìm kiếm thông tin về 1 sự kiện hoặc kết quả cụ thể, và kết quả mang lại đáp ứng chi tiết các thông tin, không cần các kết quả khác bổ sung. Khi sử dụng xếp hạng Đáp ứng đầy đủ nhu cầu người dùng, cần đảm bảo thông tin đem đến là hoàn toàn chính xác.
Ngoài ra, xếp hạng đáp ứng nhu cầu người dùng cũng có thể sử dụng cho rất nhiều các trường hợp khác, miễn là thông tin mang lại thỏa mãn hoàn toàn người dùng. Trong trường hợp thông tin đem lại có sự nghi ngờ, hãy sắp xếp nó ở 1 mức đánh giá thấp hơn.
Lưu ý: Nếu khối kết quả đáp ứng đầy đủ nhưng chỉ riêng thông tin cần tìm vẫn còn thiếu 1 ít thì có thể xếp ở mức đáp ứng cao.
Đôi khi cần phải đánh giá cả nhu cầu người dùng ra sao để xếp hạng hợp lý.
Ví dụ về khối kết quả đáp ứng đầy đủ nhu cầu người dùng
Ví dụ 1:
Truy vấn: [thuocbietduoc.com.vn]
Mục đích: Đến thuocbietduoc.com.vn
Kết quả hiển thị:
Những gì có thể nhìn thấy:
Hành động: mở trang web
URL: http://www.thuocbietduoc.com.vn/
Tên Web: Thuốc | Dược phẩm | Thuốc biệt dược Mobile
=>> Truy vấn đáp ứng đầy đủ nhu cầu khi người dùng đang tìm đến Thuocbietduoc.com.vn
Ví dụ 2:
Truy vấn: Đường đến Công viên quốc gia Yosemite
Địa chỉ người dùng: User Location: Seattle, Washington
Mục đích: tìm đường đến Công viên quốc gia Yosemite
Kết quả:
Kết quả cho ra điều hướng đến vị trí người dùng mong muốn
=>>> Xếp hạng đáp ứng đầy đủ nhu cầu người dùng
Ví dụ 3:
Truy vấn: Dân số NY 2012
Địa điểm người tìm: Pasadena, California
Mục đích: Tìm ra dân số của NY 2012
Kết quả cho ra:
Kết quả hiển thị dân số của NY năm 2012 là 8.337M
=>> Xếp hạng đáp ứng đầy đủ nhu cầu của người dùng
Ví dụ các truy vấn không có kết quả đáp ứng đầy đủ nhu cầu
Truy vấn mà không có kết quả nào có thể làm hài lòng tất cả người dùng:
Ví dụ: Đan len =>> Dạng truy vấn này phủ quá nhiều nội dung, không thể biết được người dùng đang muốn thực hiện điều gì với truy vấn đan len, có thể là hướng dẫn đan len, có thể là tìm người dạy đan len,…
Truy vấn quá mơ hồ, không thể hiện ý định rõ ràng của người dùng
Ví dụ: Tên người không nổi tiếng =>> Những truy vấn như này rất khó để cho ra được 1 kết quả cụ thể phù hợp với mong muốn của tất cả người dùng (do người dùng sẽ có rất nhiều mục đích khi thực hiện tìm kiếm với từ khóa này). Vì vậy, những truy vấn này thường không có kết quả đáp ứng đầy đủ được nhu cầu của người dùng.
Đáp ứng ở mức cao nhu cầu người dùng
Kết quả đạt được mức đáp ứng cao khi nội dung nó mang đến đáp ứng hầu hết truy vấn của người dùng. Những kết quả “đáp ứng cao” thường thỏa mãn các truy vấn rất tốt, và nó chứa một số hoặc tất cả các đặc điểm: Chất lượng thông tin tốt, có tính thẩm quyền, gần đây, có tính giải trí.
Để đạt được mức đánh giá này, các trang gần như phải đạt được trình độ bách khoa toàn thư hoặc các báo có tính chính xác và độ tin cậy cao. Các thông tin y tế – khoa học đạt được mức “đáp ứng cao” đều phải dựa trên những quan điểm đồng thuận từ giới chuyên gia, trừ khi người dùng đang muốn tìm đến những kết quả với quan điểm khác biệt. Cũng cần phải kiểm tra tính chính xác của những thông tin mà các chuyên gia đem lại.
1 truy vấn có thể có nhiều kết quả “đáp ứng cao”. Có rất nhiều tiêu chuẩn để đánh giá kết quả được đánh giá “đáp ứng cao” hay không. Điều này rất cần thiết, đặc biệt với các truy vấn có thể cho ra nhiều kết quả khác nhau.
Ví dụ các kết quả “đáp ứng cao”
Ví dụ 1:
Truy vấn: [Trader Joes]
Vị trí người dùng: Charlotte, bắc Carolina
Mục đích của người dùng: Có hai ý định người dùng có thể có:
Hầu hết người dùng có thể muốn để thăm một địa điểm gần đó hoặc vào website.
Kết quả trả về 1:
=>> Kết quả trả về vị trí 3 địa điểm của Trader Joe’s ở Charlotte. Thông tin này rất hữu ích để người dùng tìm đến shop để mua hàng. Một số trường hợp kết quả này ko đáp ứng được cho người dùng (khi họ chỉ đang tìm thông tin khuyến mãi các sản phẩm), họ sẽ cần xem thêm các kết quả khác.
Kết quả trả về 2:
=>> Kết quả này sẽ chứa đầy đủ tất cả các thông tin liên quan đến Trader Joe’s vì đây là trang chủ của Trader Joe’s, tuy nhiên để tìm đến mua hàng thì người dùng lại cần phải thực hiện thêm các thao tác khác (đây là trường hợp chưa đáp ứng hoàn toàn nhu cầu của người dùng)
Ví dụ 2:
Truy vấn: [museum of modern art]
Vị trí: Manhattan, New York
Mục đích người dùng: Có hai ý định người dùng có thể có: Hầu hết người dùng đang muốn tìm vị trí của bảo tàng (trong khu vực NY) và có một số muốn tìm đến website.
Có 2 kết quả truy vấn có thể xuất hiện:
=>> cả 2 kết quả này đều không thể đáp ứng hoàn toàn được nhu cầu người dùng mà chỉ đáp ứng cao, do nó chỉ đáp ứng được 1 trong 2 nhu cầu người dùng có thể hướng đến.
Ví dụ 3:
Truy vấn: [trestle bridge]
Vị trí: Hà Nội, Việt Nam
Mục đích: Người dùng muốn tìm hiểu trestle bridge là gì hoặc tìm hiểu các thông tin về trestle bridge.
Kết quả cho ra:
=>>> Giúp người dùng hiểu trestle bridge là gì, bức tranh này đem lại rất nhiều thông tin, tuy nhiên vẫn chưa ở mức đầy đủ nhất khi vẫn có 1 bộ phận người dùng muốn tìm đến các thông tin khác (cách thức thiết kế, chi tiết bản vẽ,…)
Ví dụ 4:
Truy vấn: [greek alphabet]
Vị trí: Hà Nội, Việt Nam.
Mục đích: Tìm kiếm các thông tin liên quan bảng chữ cái Hy lạp (lịch sử hình thành, hình ảnh mặt chữ, cách độc,…)
Kết quả cho ra:
=>>> Truy vấn này khá rộng, kết quả hiển thị hình ảnh bảng chữ cái, đáp ứng được truy vấn của rất nhiều người dùng, tuy nhiên vẫn có những người sẽ tìm kiếm kết quả bổ sung (tìm các thông tin lịch sử phát triển, cách đọc,…)
Đáp ứng vừa phải (trung bình) nhu cầu người dùng
Đánh giá “đáp ứng trung bình” được sử dụng với các kết quả làm hài lòng nhiều người dùng và rất hài lòng truy vấn của 1 số người dùng.
“Đáp ứng trung bình” sẽ mang đến ít giá trị hơn kết quả “đáp ứng cao”: khi nó có thể ko được cập nhật tốt bằng, không có tính thẩm quyền cao bằng hay nội dung không đầy đủ bằng.
Tuy nhiên, “đáp ứng trung bình” cũng không có nghĩa là kết quả này có chất lượng thấp, không chính xác. Nói chung, khả năng đáp ứng thông tin của nó nằm ở mức trung bình khá.
Ví dụ về kết quả đánh giá “đáp ứng trung bình”
Ví dụ 1:
Truy vấn: Shutterfly
Vị trí: Hà Nội, Việt Nam
Mục đích: đến trang chủ của Shutterfly hoặc tìm thông tin về công ty
Kết quả cho ra:
=>> Kết quả liên quan Shutterfly được cho ra trên crunchbase.com – một website uy tín, thông tin chính xác và có trải nghiệm tốt trên di động. Điều này rất hữu ích cho việc tìm kiếm thông tin của người dùng.
Ví dụ 2:
Truy vấn: [Hàng Chiếu, Hà Nội]
Vị trí: Hà Nội, Việt Nam
Mục đích: Tìm thông tin, tin tức, vị trí, đường đến Hàng Chiếu, Hà Nội
Kết quả cho ra:
=>> Truy vấn này vốn rất rộng, kết quả hiển thị là bản đồ của Seattle, sẽ đáp ứng được với một số người dùng.
Đáp ứng thấp nhu cầu của người dùng
Đánh giá “đáp ứng thấp” dùng cho các kết quả đáp ứng được yêu cầu của số ít người dùng.
Kết quả “đáp ứng thấp” thường chỉ phục vụ cho những diễn giải nhỏ, chất lượng thấp, những thông tin đã cũ và lỗi thời, chứa một số thông tin không chính xác hoặc quá cụ thể, quá rộng, không phù hợp với đa số người dùng truy vấn.
Lưu ý quan trọng: Trên điện thoại di động, “chi phí của một lần nhấp chuột” cao. Nhiều người dùng quyết định click vào kết quả nào dựa trên trên tiêu đề của Website trên trang kết quả tìm kiếm (Lưu ý rằng những tiêu đề này thường đến từ các site).
Các tiêu đề phóng đại hoặc gây hiểu lầm thường sẽ bị đánh giá “đáp ứng thấp” hoặc ở các mức thấp hơn do trang đích không đem lại những kết quả đáp ứng truy vấn người dùng.
Ví dụ các kết quả “đáp ứng thấp” với nhu cầu của người dùng
Ví dụ 1:
Truy vấn: Britney Spears
Vị trí: Baltimore, Maryland
Mục đích: Tìm kiếm thông tin về Britney Spears
Kết quả cho ra:
=>> Tin tức từ năm 2006, quá cũ, không có nhiều lợi ích với người dùng.
Ví dụ 2:
Truy vấn: motorcycles
Vị trí: Potsdam, NYC
Mục đích: tìm kiếm thông tin về motorcycles
Kết quả cho ra:
=>> Kết quả cho ra 2 cửa hàng xe máy tại Potsdam, một số người sẽ hài lòng, tuy nhiên đa phần sẽ muốn tìm kiếm các thông tin khác.
Không đáp ứng nhu cầu của người dùng
Xếp hạng “Không đáp ứng” được dùng với các kết quả không làm hài lòng hầu như tất cả người dùng. Kết quả “không đáp ứng” đưa ra các thông tin không chính xác và hầu hết người dùng muốn tìm thêm các kết quả bổ sung. Những kết quả này hoàn toàn không giải đáp được truy vấn của người dùng. “Không đáp ứng” còn đúng với các kết quả chất lượng thấp, thông tin đã quá cũ hoặc trải nghiệm di động quá tệ.
“Không đáp ứng” thường được sử dụng đối với các loại trang sau đây:
- Những kết quả gây hại cho người dùng (là web lừa đảo, là kết quả tải xuống độc hại,…). Trình duyệt thường có thông báo đối với những site này, bạn có thể cân nhắc để tiếp tục truy cập hoặc không.
- Các site xuyên tạc chủ sở hữu hoặc mạo danh site khác.
- Các site đưa ra thông tin sai sự thật với mục đích cố gắng lừa dối người dùng (đánh giá sản phẩm giả mạo, tin tức không chính xác,…).
- Các site có nội dung không chính xác với thực tế, có thể gây hại cho người dùng (đưa ra thông tin thị thực, cách đóng thuế không chính xác,…).
Những điều sau đây cũng được xếp vào “không đáp ứng” vì nó đem lại trải nghiệm người dùng kém:
- Kết quả khiêu dâm cho các truy vấn khiêu dâm.
- Kết quả gây khó chịu cho các truy vấn không rõ ràng là tìm kiếm nội dung gây khó chịu hoặc xúc phạm.
- Các site chứa nội dung mâu thuẫn trực tiếp với thông tin khoa học hoặc y tế được thiết lập cho các truy vấn tìm kiếm khoa học hoặc thông tin y tế, trừ khi truy vấn cho biết người dùng đang tìm kiếm một quan điểm khác biệt.
- Các trang mâu thuẫn trực tiếp với các sự kiện lịch sử (ví dụ: các thuyết âm mưu không có căn cứ), trừ khi truy vấn chỉ ra rõ ràng người dùng đang tìm kiếm một quan điểm khác biệt.