Command centre là cái gì và tại sao bệnh viện cần có?

Vài năm gần đây, khi có cơ hội được vào bệnh viện nhiều hơn, được quan sát các hệ thống công nghệ thông tin và cách mọi người sử dụng chúng trong môi trường y tế, mình bắt đầu để ý hơn đến nhiều thứ xung quanh chứ không chỉ chăm chăm vào khía cạnh công nghệ nữa.

Command centre là cái gì và tại sao bệnh viện cần có?

Rất mừng khi khoảng 5 năm trở lại, ngày càng nhiều bệnh viện có các màn hình lớn hiển thị các thông tin vận hành, hệ thống… Như vậy ít nhất các bệnh viện ở VN dù có thể chưa rõ ràng về khái niệm “command centre” nhưng đã bước đầu áp dụng.

Vậy “command centre” là cái gì? Hiểu đơn giản thì coi đây là trung tâm điều hành/trung tâm chỉ huy… nhưng cá nhân thì thích cách hiểu trung tâm “đáp ứng” hơn – có lẽ do thói quen công việc cũ

Giải thích khái niệm thì là vậy, nhưng cho dễ hình dung thì “command centre” là 1 cái phòng (lớn hay nhỏ thì tùy đơn vị bố trí), trong đấy có bố trí rất nhiều màn hình lớn (nhiều màn hình nhỏ ghép lại) và hiển thị rất nhiều thông tin khác nhau (xem thêm ảnh minh họa cuối bài viết). Trong phòng đấy cũng bố trí nhiều chỗ ngồi, không gian làm việc để trao đổi, thảo luận, thông tin liên lạc, ra quyết định…

Command centre là cái gì và tại sao bệnh viện cần có?

Nếu chỉ mô tả đến vậy thì chắc trong vòng 1-2 tuần, hàng trăm cơ sở y tế sẽ có “command centre” mất. Thứ quan trọng nhất, hay còn gọi là Linh Hồn của trung tâm đáp ứng chính là hệ thống để tổng hợp và hiển thị các thông tin phục vụ cho mục đích ra quyết định. Nghe vẫn chung chung quá, vậy có cách gì dễ hình dung hơn không?

  • Hôm nay là thứ 2, đầu tuần, số lượng bệnh nhân đi khám là rất đông, vậy bạn có biết hàng đợi ở phòng khám số mấy đang là đông nhất? -> Liệu có cần tăng thêm cán bộ để giảm thời gian chờ đợi cho người bệnh không?
  • Có bao nhiêu bệnh nhân sẽ ra viện hôm nay? Nên huy động thêm nhân viên hỗ trợ hoàn thành thủ tục thanh toán nếu số lượng bệnh nhân ra viện đông hơn bình thường không?
  • Có bao nhiêu giường trống tại các khoa tại thời điểm này? Có thể tiến hành nhập viện ngay cho bao nhiêu bệnh nhân?
  • 3 xe cấp cứu đang chở bệnh nhân đang trên đường đến, các bác sỹ (trong ca) của khu phân loại bệnh nhân cấp cứu có đang quá bận rộn không?
  • Số lượng máy thở còn lại đã ít hơn … -> có cần phải mượn từ các nguồn dự phòng hoặc các đơn vị khác không?

“Command centre” sẽ tổng hợp thông tin từ rất nhiều các phần mềm/phần cứng khác nhau trong bệnh viện và sẽ giúp bạn trả lời không chỉ các câu hỏi trên mà còn rất rất nhiều các câu hỏi khác tùy thuộc theo mục đích, chức năng và phạm vi hoạt động.

Để có thể hình dung thêm về command centre và linh hồn của nó, có thể xem thêm giải pháp “Wall of Analytics” của General Electric (GE) tại link sau: https://youtu.be/kBqKjlPGE6I

Xây dựng command centre thực sự là điều không hề đơn giản, đặc biệt trong bối cảnh các hệ thống thông tin bệnh viện còn phân mảnh và chưa “tiêu chuẩn hóa” như Việt Nam. Tuy nhiên khi bắt đầu, việc đầu tiên là:

  • Hãy mua thêm hoặc đưa các màn hình lớn ra khỏi phòng IT, CNTT (quan sát chủ quan của cá nhân tại các bệnh viện đã từng ghé thăm, các màn hình dashboard đều đặt tại phòng CNTT, IT)
  • Hãy để các màn hình đó hiển thị nhiều các thông tin phục vụ cho việc chăm sóc điều trị hơn.

P/s: Cơ sở vật chất, trang thiết bị, phần cứng là những thứ có thể mua sắm nhanh chóng nếu sẵn sàng kinh phí. Nhưng cách làm việc, thói quen sử dụng thông tin, ra quyết định dựa trên bằng chứng… đều không thể có trong ngày một ngày hai.

Thay đổi đồng nghĩa với sự hỗn loạn (Changes mean chaos) nhất là trong môi trường đề cao tính ổn định như y tế. Liệu các nhà quản trị bệnh viện có dám mạo hiểm để có những command centre thực sự?

(Vui lòng ghi rõ nguồn Vietnam Digital Health Network khi trích dẫn hoặc đăng lại thông tin này)

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.