Trong bài viết này xin được chia sẻ với mọi người báo cáo về sự chấp nhận của người dùng với các lĩnh vực y tế số năm 2020 do trung tâm Y tế số – Đại học Stanford và RockHealth thực hiện. Rất tiếc là chưa tìm thấy các thông tin tương tự ở Việt Nam – đây cũng là gợi ý cho các dự án phát triển, các nhà tài trợ để tiến hành các nghiên cứu đánh giá.
Báo cáo toàn văn có thể tại đây.
1. Việc chấp nhận đối với “Y tế từ xa” – thay đổi trước và sau Covid19
– Người dùng sử dụng các dịch vụ telemedicine qua video trực tiếp tăng lên cao nhất từ trước đến nay. Sau khi chậm lại trong 2 năm 2018-2019, việc sử dụng video trực tiếp trong chăm sóc sức khỏe đã tăng 11% (từ 32% lên 43%) vào năm 2020, cho thấy sự chuyển dịch nhanh chóng và đáng kể.
– Telemedicine chưa tiếp cận phổ biến với nhiều nhóm người dùng khác nhau. Nhóm người dùng có nhiều khả năng sử dụng y tế từ xa vào năm 2020 vẫn có đặc điểm tương đồng với những năm trước: là nhóm người có thu nhập cao hơn, người trưởng thành trung niên (35-54 tuổi), có trình độ học vấn cao và người mắc các bệnh mãn tính.
– Nhìn chung mọi người hài lòng với y tế từ xa – nhưng điều này có thể được lý giải do đây là cách duy nhất để tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe trong thời kỳ đại dịch. Sự hài lòng với việc thăm khám sử dụng video trực tiếp cao hơn những năm trước, nhưng cũng có thể được lý giải do thiếu giải pháp thay thế khả thi (hoặc an toàn) cho việc thăm khám bệnh trực tiếp trong đại dịch.
– Việc sử dụng các hình thức y tế từ xa khác (không phải là video trực tiếp) đã giảm xuống rất thấp. Cùng với sự gia tăng lớn về việc sử dụng video trực tiếp, số lượng nhỏ người dùng cho biết họ sử dụng các hình thức y tế từ xa khác (ví dụ: thăm khám qua điện thoại, nhắn tin văn bản và email) so với những năm trước. Một yếu tố làm giảm tỉ lệ sử dụng các dịch vụ y tế từ xa khác (không phải video trực tiếp) là việc giảm sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe nói chung của người dùng trong thời kỳ đại dịch.
– Tương lai của các mô hình chăm sóc sức khỏe được hỗ trợ bởi công nghệ có thể không được phản ánh chính xác qua cách người dùng hiện đang sử dụng/chấp nhận y tế từ xa. Trong năm 2020, lý do phổ biến nhất để sử dụng/chấp nhận y tế từ xa là các tình huống y tế cấp thiết và người cung cấp dịch vụ chính là bác sĩ của chính bệnh nhân. Chúng tôi coi đây là những hành vi sử dụng cần thiết trong đại dịch COVID-19, nhưng không định hướng cho cách chúng tôi hình dung về 1 nền y học từ xa phục vụ bệnh nhân tốt nhất trong tương lai khi các mô hình chăm sóc sức khỏe được hỗ trợ bởi công nghệ là chủ động, liên tục và hướng tới kết quả.
2. Người dùng sử dụng các công cụ số giúp theo dõi sức khỏe như thế nào trong thời kỳ Covid19? Giải mã xu hướng theo dõi sức khỏe và việc sử dụng các thiết bị đeo (wearable).
- Nhiều người dùng cho biết họ đã sử dụng thiết bị số hỗ trợ theo dõi sức khỏe và thiết bị đeo được. Việc sở hữu và sử dụng thiết bị đeo đều tăng vào năm 2020 (tăng 10% từ 33% năm 2019 lên 43% năm 2020), sau khi không tăng trong khoảng thời gian từ năm 2018 đến năm 2019. Các lĩnh vực mới nổi như sức khỏe phụ nữ — theo dõi kinh nguyệt và hỗ trợ sinh sản — có thể đã góp phần vào sự gia tăng của theo dõi sức khỏe số: 83% phụ nữ theo dõi khả năng sinh sản của họ và 67% những người theo dõi chu kỳ kinh nguyệt của họ sử dụng phương pháp kỹ thuật số. Các nhóm người dùng có nhiều khả năng theo dõi sức khỏe của họ bằng các công cụ kỹ thuật số là nhóm dưới 55 tuổi, những người mắc bệnh mãn tính, nhóm người có thu nhập cao và nhóm người ở thành thị.
- Việc sử dụng thiết bị đeo vẫn còn thấp trong một số nhóm người dùng. Mặc dù tỷ lệ sở hữu thiết bị đeo nói chung tăng vọt, vẫn có những nhóm nhỏ người dùng có tỷ lệ sở hữu thấp hơn: nhóm người trưởng thành ở nông thôn, nhóm người kiếm được ít hơn 75 nghìn đô la mỗi năm, nhón người lớn hơn 55 tuổi, phụ nữ và những người không có bằng cử nhân hoặc sau đại học. Tương tự như những phát hiện về y tế từ xa, số liệu chỉ ra sự phân hóa trong việc chấp nhận các giải pháp/công cụ kỹ thuật số. Việc chấp nhận và sử dụng nhiều hơn ở những nhóm người trưởng thành ở ngoại ô, có thu nhập cao hơn, có trình độ học vấn cao. Trước nguy cơ làm trầm trọng thêm khoảng cách việc việc sử dụng các công cụ/giải pháp kỹ thuật số này (và sự chênh lệch về sức khỏe liên quan), các nhà hoạch định chính sách và các nhà công nghệ phải cùng giải quyết các rào cản đối với công nghệ và truy cập internet, cũng như xây dựng các giải pháp đáp ứng với các đặc tính, thói quen và niềm tin của từng nhóm người dùng.
Nguồn Vietnam Digital Health Network.