Cách xử lý khi bị Hạn chế quảng cáo và tận dụng Hỗ trợ của Meta để tối đa hóa hiệu suất

Các tiêu chuẩn quảng cáo của Meta

Để đảm bảo an toàn cho các doanh nghiệp và tổ chức sử dụng công cụ quảng cáo của chúng tôi, cũng như tạo một môi trường thân thiện cho tất cả những người sử dụng sản phẩm và dịch vụ, chúng tôi đã đưa ra các Tiêu chuẩn quảng cáo để hướng dẫn những nội dung nào được cho phép trên công nghệ của Meta.

Nhà quảng cáo chạy quảng cáo trên công nghệ của Meta phải tuân thủ Tiêu chuẩn cộng đồng và Tiêu chuẩn quảng cáo. Ngoài ra, nhà quảng cáo trên Instagram cũng phải tuân thủ Nguyên tắc cộng đồng Instagram.

Quy trình xét duyệt quảng cáo

Hệ thống xét duyệt quảng cáo của chúng tôi chủ yếu dựa vào các công cụ tự động để kiểm tra xem các quảng cáo, Tài khoản kinh doanh và tài sản kinh doanh của doanh nghiệp đó (ví dụ: Trang, tài khoản quảng cáo hoặc tài khoản người dùng) có tuân thủ các chính sách của chúng tôi hay không. Quy trình xét duyệt quảng cáo của chúng tôi sẽ khởi chạy tự động trước khi quảng cáo bắt đầu chạy và thường được hoàn tất trong vòng 24 giờ. Ngoài ra, quảng cáo có thể được xét duyệt lại, ngay cả khi quảng cáo đang hoạt động.

Cách xử lý khi bị Hạn chế quảng cáo và tận dụng Hỗ trợ của Meta để tối đa hóa hiệu suất
Quy trình xét duyệt quảng cáo

Thực thi chính sách

Bên cạnh việc xét duyệt từng quảng cáo, chúng tôi còn theo dõi và điều tra hành vi của nhà quảng cáo, và có thể hạn chế những tài sản kinh doanh không tuân thủ Tiêu chuẩn quảng cáo, Tiêu chuẩn cộng đồng hoặc các chính sách và điều khoản khác của Meta.

Cách xử lý khi bị Hạn chế quảng cáo và tận dụng Hỗ trợ của Meta để tối đa hóa hiệu suất
Thực thi chính sách

Những vi phạm quảng cáo phổ biến nhất

Để giúp quảng cáo của bạn luôn tuân thủ chính sách và thân thiện với người dùng, dưới đây là một số điểm nhầm lẫn thường gặp mà bạn cần lưu ý:

  1. Đặc điểm cá nhân: Quảng cáo không được chứa nội dung khẳng định hoặc ám chỉ các đặc điểm cá nhân. Điều này bao gồm việc khẳng định/ám chỉ trực tiếp hoặc gián tiếp về chủng tộc, dân tộc, tôn giáo, đức tin, tuổi, v.v… của một người nào đó. Ví dụ: không sử dụng từ “bạn/của bạn” để nói về đặc điểm cá nhân.
  2. Ngoại hình và sức khỏe cá nhân: Nội dung quảng cáo không được ngụ ý hoặc tìm cách tạo ra nhận thức tiêu cực về bản thân để quảng cáo sản phẩm ăn kiêng, giảm cân hoặc các sản phẩm khác liên quan đến sức khỏe. Ví dụ: không sử dụng hình ảnh trước và sau để cho thấy kết quả lý tưởng.
  3. Nội dung gây gián đoạn hoặc có chất lượng thấp: Quảng cáo không được chứa nội dung dẫn đến trang đích bên ngoài mang lại trải nghiệm ngoài ý muốn hoặc gây gián đoạn. Quy định này bao gồm cả việc sắp đặt quảng cáo theo hướng gây nhầm lẫn, chẳng hạn như đặt tiêu đề quá mức giật gân hoặc thúc giục người dùng tương tác với quảng cáo một cách không chân thực. Hoặc những quảng cáo đưa người dùng đến trang đích chứa nội dung gốc không đáng kể hoặc nội dung quảng cáo chủ yếu là không liên quan hoặc chất lượng thấp. Ví dụ: không sử dụng hình ảnh quảng cáo bị cắt quá mức hoặc yêu cầu mọi người nhấn vào quảng cáo để xem toàn bộ hình ảnh.
  4. Chức năng không tồn tại: Quảng cáo không được chứa hình ảnh có chức năng không tồn tại. Điều này bao gồm hình ảnh sao chép chức năng phát video, thông báo hoặc ô để đánh dấu, cũng như quảng cáo chứa tính năng không hoạt động, chẳng hạn như lựa chọn trắc nghiệm trong chính nội dung quảng cáo. Ví dụ: không sao chép nút phát.
  5. Kết quả phi thực tế: Quảng cáo không được hứa hẹn hoặc gợi ý những kết quả thiếu thực tế về sức khỏe, tác dụng giảm cân
    hoặc cơ hội kiếm tiền. Ví dụ: không được sử dụng lời tuyên bố về cách chữa bệnh nan y.

Xử lý khi bị từ chối hoặc hạn chế quảng cáo

Chất lượng tài khoản

Là công cụ tập trung mọi thứ, là nơi để nhà quảng cáo xem xét trạng thái tài khoản của mình và hiểu rõ hơn về những biện pháp thực thi hiện có. Nhà quảng cáo cũng có thể sử dụng Chất lượng tài khoản để yêu cầu xem xét lại tài khoản bị hạn chế hoặc quảng cáo bị từ chối. Bạn có thể truy cập Chất lượng tài khoản thông qua email thông báo về biện pháp thực thi hoặc vào facebook.com/accountquality.

Xử lý khi quảng cáo bị từ chối

Có hai cách xử lý khi quảng cáo bị từ chối:

  1. Chỉnh sửa và gửi lại: Bạn có thể chỉnh sửa nội dung quảng cáo để tuân thủ chính sách bằng cách đi đến giao diện tạo quảng cáo mà bạn muốn (ví dụ: Trình quản lý quảng cáo) rồi tải hình ảnh mới lên hoặc thay đổi văn bản trong quảng cáo.
  2. Yêu cầu xem xét lại: Việc xét duyệt quảng cáo từ hàng triệu nhà quảng cáo dựa trên Tiêu chuẩn quảng cáo là cần thiết, nhưng cũng đi kèm nhiều khó khăn. Các biện pháp thực thi của chúng tôi không phải là hoàn hảo. Nếu không hiểu tại sao quảng cáo của mình bị từ chối hoặc cho rằng quảng cáo này bị từ chối không đúng, bạn nên yêu cầu xem xét lại. Thông thường, quy trình xem xét lại sẽ hoàn tất trong vòng 24 giờ, nhưng một số trường hợp có thể cần nhiều thời gian hơn. Chúng tôi sẽ thông báo cho bạn về quyết định của mình thông qua email.

Các bước để yêu cầu xem xét lại:

  1. Nhớ đăng nhập vào tài khoản quảng cáo của bạn trước khi đến phần Chất lượng tài khoản.
  2. Chọn những quảng cáo mà bạn cho là đã bị từ chối một cách không thỏa đáng.
  3. Nhấn vào nút ‘Yêu cầu xem xét lại’ (nếu có).

Xử lý khi bị hạn chế quảng cáo

Nếu cho rằng Tài khoản kinh doanh của mình hoặc bất kỳ Trang, tài khoản người dùng hoặc tài khoản quảng cáo liên kết nào bị hạn chế không đúng, bạn có thể yêu cầu xem xét lại quyết định này trong công cụ Chất lượng tài khoản. Đây thường là cách nhanh nhất để giải quyết hầu hết các trường hợp bị hạn chế quảng cáo. Thông thường, quy trình xem xét lại sẽ hoàn tất trong vòng 48 giờ, nhưng một số trường hợp có thể cần nhiều thời gian hơn.

Các bước để yêu cầu xem xét lại:

  1. Nhớ đăng nhập vào tài khoản quảng cáo của bạn trước khi đến phần Chất lượng tài khoản.
  2. Trong thẻ Vấn đề tài khoản, hãy nhấn vào tài khoản, người dùng hoặc Trang bị hạn chế.
  3. Tìm phần Việc bạn có thể làm. Nhấn vào nút Yêu cầu xem xét lại (nếu có).
  4. Trong một số trường hợp, chúng tôi sẽ yêu cầu bạn hoàn tất quy trình xác minh danh tính.
  5. Chọn lý do khiến bạn yêu cầu xem xét lại rồi gửi yêu cầu.

Trải nghiệm nhắn tin đáng tin cậy

Quảng cáo Nhấn vào để nhắn tin (Nhấn để vào Messenger, Nhấn để vào Whatsapp và Nhấn để vào Direct) là công cụ mạnh mẽ mà nhiều doanh nghiệp như doanh nghiệp của bạn đang tận dụng để mở rộng quy mô những trải nghiệm cá nhân hóa này trong khi vẫn tạo ra các kết quả to lớn.

Để giúp các nền tảng nhắn tin riêng của chúng tôi trở thành một nơi an toàn và đáng tin cậy để kết nối, tương tác cũng như kinh doanh, chúng tôi giới thiệu những điểm kiểm tra bổ sung ở cấp độ cuộc trò chuyện, bên cạnh quy trình xét duyệt quảng cáo thông thường. Bạn vẫn sẽ nhận được thông báo về những biện pháp thực thi này và có quyền kháng nghị nếu không đồng ý với quyết định của chúng tôi.

Cách xử lý khi bị Hạn chế quảng cáo và tận dụng Hỗ trợ của Meta để tối đa hóa hiệu suất
Chính sách dành cho nhà phát triển bên thứ 3

Trải nghiệm mua sắm đáng tin cậy

Chúng tôi có các chính sách và biện pháp để giúp bảo vệ mọi người và doanh nghiệp khi tương tác với quảng cáo cũng như các giải pháp mua sắm trên Meta. Doanh nghiệp vi phạm chính sách hoặc yêu cầu của chúng tôi có thể phải chịu phạt, bao gồm xóa danh sách niêm yết, từ chối thẻ sản phẩm hoặc mất quyền truy cập vào các giải pháp mua sắm của chúng tôi.

  1. Yêu cầu về điều kiện để hoạt động thương mại và các bước tham gia.
  2. Chính sách thương mại và các chính sách bổ sung có thể áp dụng (Chính sách quảng cáo, Tiêu chuẩn cộng đồng, Nguyên tắc cộng đồng Instagram).
  3. Thu thập ý kiến phản hồi sau khi mua hàng tại Trang tổng quan về phản hồi của khách hàng.

Bị từ chối thẻ sản phẩm và cách xử lý

Nếu bạn tin rằng việc từ chối niêm yết sản phẩm của bạn là không thỏa đáng, bạn có thể yêu cầu xem xét lại thông qua các kênh sau và tìm hiểu cách xử lý khi có danh mục bị từ chối. Yêu cầu xem xét lại.

  • Yêu cầu xem xét lại trong Trình quản lý thương mại hoặc Chất lượng tài khoản.
  • Yêu cầu xem xét lại nếu bị từ chối thẻ sản phẩm đối với các cửa hàng trên Instagram.

Những giải pháp hiệu quả nhất để mang lại trải nghiệm mua sắm tốt hơn cho mọi người

  1. Đảm bảo danh mục được sử dụng trong quảng cáo hoặc cửa hàng phải tuân thủ cả Chính sách quảng cáo và Chính sách thương mại, đồng thời phải hiểu rõ những khác biệt giữa hai chính sách.
  2. Cung cấp thông tin rõ ràng và mới nhất về chi tiết sản phẩm, thời gian vận chuyển và chi phí.
  3. Ưu tiên dịch vụ khách hàng tốt để thúc đẩy mối quan hệ bền chặt với khách hàng.
  4. Thử nghiệm các chiến dịch quảng cáo của bạn ở quy mô nhỏ để hiểu được phản hồi của khách hàng trước khi tối ưu và mở rộng quy mô cho phù hợp.
  5. Tải lên danh mục sản phẩm cho các cửa hàng có nhiều thời gian trước.

Xem tiếp đầy đủ tại đây.

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.