E – A – T là gì? Checklist kiểm tra E – A – T chuẩn Google nâng cao thứ hạng

Ngày 1 tháng 08 năm 2018, Google tung ra một bản cập nhật rất lớn làm rung chuyển ngành SEO toàn cầu. Google không đặt tên cho bản cập nhật thuật toán cốt lõi này, tuy nhiên bản cập nhật tác động chính đến nhóm website thuộc lĩnh vực y tế là nặng nề nhất (lĩnh vực y tế sức khỏe bị ảnh hưởng chiếm đến 42% tổng số website bị tấn công) nên  đặt tên cho nó là thuật toán Google Medic. Đó cũng là thời điểm mà E – A – T bắt đầu nổi lên như 1 xu thế và thậm chí nó là một yếu tố bắt buộc mà bất kỳ SEOer nào làm trong lĩnh vực YMYL cũng đều phải quan tâm đến.

Trong bài viết này, tôi sẽ giải thích E – A – T là gì và cách bạn có thể thực hiện các thay đổi để giúp cải thiện EAT cho website của mình, điều này có khả năng giúp website của bạn có thứ hạng tốt hơn và kiếm được nhiều người dùng truy cập miễn phí hơn.

1. E – A – T là gì?

Theo Google, E-A-T trong SEO là viết tắt của 3 từ tiếng Anh sau:

  • Expertise (chuyên môn),
  • Authoritativeness (Căn cứ xác thực),
  • Trustworthiness (Mức độ đáng tin cậy),

Khái niệm này được thảo luận rất chi tiết trong Hướng dẫn dành cho người đánh giá chất lượng của Google. Việc chứng minh được E-A-T tốt cả bên trong và bên ngoài trang web của bạn có thể giúp bạn cải thiện tốt thứ hạng trên Google Search.

Tôi tin rằng E-A-T rất quan trọng đối với hầu hết các trang web. Tuy nhiên, ở thời điểm thuật toán Medic được tung ra không phải tất cả SEO đều đồng ý rằng EAT thực sự là một yếu tố xếp hạng.  Ngày 01 tháng 08 năm 2019, Google chính thức công bố EAT là một yếu tố thiết yếu, quan trọng trong cách Google đánh giá nội dung trên web. E-A-T được đề cập 135 lần trong Nguyên tắc đánh giá chất lượng tìm kiếm dài 167 trang của Google. Thực tế, ngay từ giai đoạn cuối năm 2018, tôi đã thấy rất nhiều trang web mà tôi tin rằng đã bị ảnh hưởng tiêu cực nặng nề bởi các bản cập nhật thuật toán Medic này của Google vì chúng thiếu E-A-T, rất nhiều trang web đã tụt đến 80-95% traffic tự nhiên từ Google Search. Thậm chí ngay cả các trang báo điện tử lớn hàng đầu cũng mất top, không còn thứ hạng tốt đối với các từ khóa tìm kiếm thuộc lĩnh vực y tế. Cho đến thời điểm này của năm 2022, khi tôi viết bài này thì sự ảnh hưởng của thuật toán Google Medic còn trở lên mạnh mẽ hơn rất nhiều so với thời điểm ra mắt đối với các website thuộc lĩnh vực YMYL dĩ nhiên đặc biệt nhất vẫn là y tế sức khỏe. Tôi tin rằng E-A-T sẽ sớm ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực hơn nữa, thay vì chỉ một số lĩnh vực hiện nay. Tôi cũng rất vui khi giúp các doanh nghiệp cải thiện E-A-T trên Google nhằm mục tiêu gia tăng lưu lượng truy cập tự nhiên từ Google Search. Bạn có thể xem một số ví dụ về điều này ở gần cuối bài viết này.

Vào tháng 8 năm 2019, Google đã xuất bản một tài liệu về Những điều chủ sở hữu trang web cần biết về các lần cập nhật chính yếu của Google. Lời khuyên của Google: “Nếu bạn bị ảnh hưởng tiêu cực bởi một bản cập nhật thuật toán cốt lõi là “tìm hiểu các nguyên tắc về chất lượng lượng nội dung và E-A-T”.

2.YMYL là gì? Tại sao EAT cực kỳ quan trọng đối với các trang web YMYL (Your Money or Your Life)

YMYL là từ viết tắt của cụm từ Your Money or Your Life dịch ra tiếng Việt có nghĩa là “tiền của bạn hoặc cuộc sống của bạn”.

Các website có nội dung có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, hạnh phúc hoặc sự giàu có trong tương lai của người dùng được phân loại là YMYL. Google sẽ thu thập giữ liệu và đánh giá các website này ở một mức độ đặc biệt hơn, gắt gao hơn. Dưới đây là một số chủ đề được phân chia rõ thuộc YMYL:

  • Trang mua sắm hoặc giao dịch tài chính,
  • Trang thông tin tài chính,
  • Trang thông tin y tế – sức khỏe,
  • Trang thông tin pháp lý,
  • Các trang báo, tin tức công khai hoặc các trang thông tin quan trọng cung cấp thông tin hữu ích cho công dân, …

Trang web của bạn cũng có thể được coi là YMYL nếu trang web của bạn đưa ra lời khuyên giúp mọi người đưa ra quyết định quan trọng. Nếu bạn có kinh doanh buôn bán sản phẩm từ chính website của mình thì website đó cũng có thể coi là thuộc YMYL. Đây là những chú ý cực quan trọng!

Cá nhân tôi cho rằng hầu hết các trang web chỉ cần có nút đặt hàng trực tiếp trên website đều thuộc YMYL. Bạn có thể lập luận rằng trang web bán bút bi của bạn không giúp mọi người đưa ra các quyết định quan trọng trong cuộc đời. Tuy nhiên, nếu bạn đang thực hiện các giao dịch thẻ tín dụng trên trang web của mình, thì mọi người cần có thể tin tưởng bạn và như vậy, bạn gần như chắc chắn là YMYL.

Nếu trang web của bạn là trang web về y tế, pháp lý hoặc tài chính, thì việc có E-A-T tốt là rất quan trọng.

Các nguyên tắc cho người đánh giá chất lượng kết quả tìm kiếm của Google cho biết rằng một trang web YMYL thiếu E-A-T sẽ được coi là một trang web chất lượng thấp.ymyl

Một lần nữa, tôi tin rằng có nhiều trang web được coi là YMYL. Khá nhiều lĩnh vực, chủ đề đều có những người được biết đến là chuyên gia về chủ đề này. Ngay kể cả khi chủ đề của bạn không phải là chủ đề YMYL rõ ràng, tôi vẫn khuyên bạn nên chú ý đến Google EAT.

3. Nguyên tắc dành cho người đánh giá chất lượng của Google nói gì về EAT?

Đầu tiên, hãy nói về Nguyên tắc dành cho người đánh giá chất lượng của Google là gì. Tài liệu này chứa đầy các cuộc thảo luận về E-A-T (Chuyên môn, Căn cứ xác thực và Độ tin cậy). Tôi muốn chú ý đến thông tin này vì Google đã nói những nguyên tắc này là chìa khóa để giúp mọi người hiểu được những gì Google muốn thấy trên một trang web về chất lượng.

Trong một cuộc phỏng vấn với CNBC, Phó giám đốc Tìm kiếm của Google – Ben Gomes đã được hỏi về mối liên hệ giữa Hướng dẫn dành cho người đánh giá chất lượng của Google và các thuật toán của Google. Anh ấy nói:

  • “Bạn có thể xem các Nguyên tắc dành cho người đánh giá chất lượng như những gì chúng tôi muốn thuật toán tìm kiếm thực hiện. Hướng dẫn sẽ không cho bạn biết thuật toán đang xếp hạng kết quả như thế nào, nhưng về cơ bản hướng dẫn cho thấy thuật toán nên làm gì để tốt cho thuật toán”.

Bạn đã bao giờ tự hỏi rằng Google coi “chất lượng cao” là gì, thì Nguyên tắc dành cho người đánh giá chất lượng của Google là một cuốn sách giáo khoa giải thích điều này rất chi tiết! Và có RẤT NHIỀU thông tin về Google E-A-T trong hướng dẫn này.

Hãy xem Nguyên tắc dành cho người đánh giá chất lượng của Google nói gì về EAT. Các ảnh chụp màn hình dưới đây đều được lấy trực tiếp từ phiên bản Nguyên tắc được phát hành vào ngày 5 tháng 12 năm 2019.

4. Google nói rằng EAT rất quan trọng

eat

5. Bạn có biết rằng Google có một danh sách các yếu tố đánh giá trang chất lượng cao?

Nguyên tắc cho người đánh giá chất lượng liệt kê mức E-A-T cao là đặc điểm đầu tiên của một trang chất lượng cao.

6. E-A-T tác giả là rất quan trọng

Các tín hiệu mà Google sử dụng để xác định E-A-T có thể được áp dụng cho các thương hiệu, cho các trang web, cho các doanh nghiệp và cả cho các tác giả. Nguyên tắc cho người đánh giá chất lượng cho tôi biết rằng nếu người tạo ra nội dung chính (Main Content – MC), hay nói cách khác là tác giả của bài viết thiếu chuyên môn về chủ đề, lĩnh vực được viết thì trang web đó sẽ bị đánh giá là chất lượng thấp.

E-A-T author

Điều này cực kỳ quan trọng! Hãy nghĩ xem có bao nhiêu trang web YMYL có các bài báo được viết bởi những người là nhà báo, nhưng không có kinh nghiệm thực tế và kiến thức chuyên môn về chủ đề mà họ đang viết. Dưới đây là 2 ví dụ tôi đưa ra để các bạn hiểu được tại sao E-A-T của tác giả lại quan trọng đến thế:

  • Ví dụ 1: Nếu bạn đang tìm kiếm lời khuyên về thuế, bạn muốn đọc một bài viết được viết bởi một người có bằng báo chí hay muốn đọc bài viết bởi một người đã làm kế toán báo cáo thuế trong nhiều thập kỷ và được biết đến như một người có chuyên môn, độ tin cậy cao trong lĩnh vực đó?
  • Ví dụ 2: Nếu bạn hoặc người thân không may mắc một căn bệnh nào đó, khi truy vấn tìm kiếm Google Search thì bạn có mong muốn đọc một bài viết được viết bởi một tác giả là nhà báo không có chuyên môn thậm chí chỉ là một bài viết xào nấu của nhân viên Content SEO bình thường không hề có chuyên môn là dược sĩ – bác sĩ? Hay bạn sẽ mong muốn được đọc bài viết được chia sẻ bới các bác sĩ – dược sĩ chuyên môn, những người được biết là chuyên gia hàng đầu về vấn đề này?

Rõ ràng là bạn muốn đọc những bài viết được viết bởi những người có đủ E-A-T. Do đó, Google muốn hiển thị cho người dùng tìm kiếm các bài viết được viết bởi những người được coi là giỏi nhất trong lĩnh vực của họ. Nếu bạn hiện không được công nhận là một trong những cá nhân hay cơ quan có thẩm quyền, uy tín, tin cậy cao trong thị trường ngách của mình, thì việc nhận được nhiều sự công nhận thương hiệu hơn là điều bắt buộc nếu bạn muốn xếp hạng tốt trên các tìm kiếm của Google.

Nguyên tắc cho người đánh giá chất lượng và tiêu chí E-A-T chứa nhiều ví dụ về các bài báo mà Google cho là chất lượng thấp vì thiếu tác giả EAT. Ảnh chụp màn hình này là từ nguyên tắc cho người đánh giá chất lượng và tiêu chí E-A-T.

Nguyên tắc cho người đánh giá chất lượng chứa nhiều ví dụ về các bài báo mà Google cho là chất lượng thấp vì thiếu tác giả EAT. Ảnh chụp màn hình này là từ Nguyên tắc cho người đánh giá chất lượng:

eat

Có thể thấy đây là một bài viết về chủ đề tài chính. Dưới đây là cách những người đánh giá được hướng dẫn để đánh giá một trang như thế này:

eat

Do đó, tôi nghĩ rằng điều tối quan trọng đối với mỗi tác giả trên trang web của bạn là phải có tiểu sử tác giả kỹ lưỡng nói về lý do tại sao họ đủ điều kiện để viết về chủ đề này. Tác giả nên có một trang tiểu sử đầy đủ chi tiết trên website. Ngày 06- 08 – 2022 Google khuyến khích việc triển khai Schema cho tác giả trong các bài viết để cung cấp cho Google càng nhiều thông tin càng tốt về tác giả của bạn và trình độ của họ.

Đây là một ví dụ khác từ Nguyên tắc cho người đánh giá chất lượng:

eat

Nếu bạn thực hiện tìm kiếm trên Google tên của tác giả Jennifer Maughan, bạn sẽ thấy rằng cô ấy được biết đến như một nhà văn, có rất ít bằng chứng cho thấy cô ấy có chuyên môn, uy tín và đáng tin cậy với tư cách là một tác giả viết về lĩnh vực y tế. Dưới đây là ảnh chụp màn hình với tìm kiếm thông tin về tác giả này trong lĩnh vực y tế sức khỏe:

eat

Lưu ý:  Tôi khuyên bạn nên thực hiện tìm kiếm tên tác giả trên website của bạn bằng cách truy cập Google Search nhập tên của họ. Bạn có thể cần thêm từ khóa về chuyên môn hoặc học vấn, chức danh, cơ quan,… của tác giả nếu tên tác giả trùng với nhiều người khác. Bạn cũng nên sử dụng lệnh truy vấn phủ định để kết quả tìm kiếm trả về loại bỏ các bài đăng từ trang web của họ.

Ví dụ: đây là tìm kiếm cho  “marie haynes” seo -site: mariehaynes.com. Bạn có thể thấy rằng Marie Haynes được đề cập ở những website được công nhận là có thẩm quyền về SEO như MOZ.com, Semrush.com,…

eat

Một cách khác cũng rất tốt để kiểm tra thẩm quyền là thực hiện tìm kiếm với truy vấn tương tự trên ở Google News. Bạn có thể thấy ở đây rằng Marie Haynes có vài trăm đề cập trong Google News về tên của Marie Haynes liên quan đến SEO như: Search Enegine Roundtable, Search Enegine Journal, Search Enegine Land,… là những chuyên trang về SEO hàng đầu trên thế giới.

eat

Tôi đã tìm kiếm một trong những nhân viên của mình đó là Dược sĩ Nguyễn Hậu (tôi đã thêm chuyên môn của cô ấy là dược sĩ vào thêm từ khóa tìm kiếm, bởi nếu tìm đơn lẻ tên thì sẽ bị trùng với rất nhiều tên tuổi ở lĩnh vực khác nổi tiếng hơn nhiều). Mặc dù Dược sĩ Nguyễn Hậu thực sự giỏi về chuyên môn dược sĩ (Dược sĩ Nguyễn Hậu tốt nghiệp Dược sĩ Đại học chính quy tại trường Học Viện Quân Y Việt Nam – một trong những nơi đào tạo chuyên môn nhân lực cho ngành y tế hàng đầu Việt Nam hiện nay) và có rất nhiều kiến ​​thức về SEO y lĩnh vực y tế – sức khỏe nhưng cô ấy có thể bị coi là thiếu E-A-T cho chủ đề này vì có rất ít website khác đề cập đến cô ấy trên mạng, đặc biệt là về lĩnh vực SEO thì Dược sĩ Nguyễn Hậu hoàn toàn chưa có website nào nói về cô ấy.

dược sĩ nguyễn hậu
Hình ảnh: Kết quả tìm kiếm cho từ khóa “dược sĩ nguyễn hậu” trên Google Search.

Điều này không có nghĩa là Dược sĩ Nguyễn Hậu không giỏi SEO y tế và chuyên môn y tế sức khỏe. (Điều ngược lại là đúng!) Nhưng, nếu Dược sĩ Nguyễn Hậu muốn bắt đầu xuất bản các bài viết về SEO, chúng có thể sẽ không được xếp hạng tốt cho đến khi cô ấy xây dựng được hình ảnh uy tín trên internet.

Quay trở lại ví dụ trong Nguyên tắc dành cho người đánh giá chất lượng, với tác giả Jennifer Maughan đã viết về bệnh cúm được nhắc đến bên trên, đây là những gì Nguyên tắc dành cho người đánh giá chất lượng nói về cô ấy:

eat

Điều tối quan trọng là tác giả trên website của bạn được cơ quan có thẩm quyền trong ngành dọc của bạn công nhận là người có đủ E-A-T cao! Do đó những nội dung về y tế – sức khỏe cần được viết bởi bác sĩ hoặc dược sĩ chứ không phải là một người tốt nghiệp trường báo chí đơn thuần hay kế toán,… không có chuyên môn đúng ngành!

eat

7. Đặc điểm của một trang chất lượng thấp

Đặc điểm đầu tiên của một trang chất lượng thấp được liệt kê trong Nguyên tắc dành cho người đánh giá chất lượng là thiếu EAT.

e-a-t kém

8. Google đo lường EAT theo thuật toán như thế nào?

Mặc dù không ai ngoài Google có thể biết câu trả lời chính xác cho điều này, nhưng tôi có một số giả thuyết. Tôi tin rằng  bản cập nhật thuật toán không tên lớn  vào ngày 7 tháng 2 năm 2017 là nỗ lực mạnh mẽ đầu tiên của Google trong việc xác định trang web nào có E-A-T tốt và triển khai điều này trong thuật toán của họ. Khái niệm EAT luôn quan trọng! Nhưng khả năng đo lường thông tin về E-A-T của Google để từ đó đưa thông tin này vào các quyết định vị trí xếp hạng tìm kiếm của họ đã thay đổi nhiều trong các năm qua.

Ngay sau ngày 7 tháng 2 năm 2017, tôi đã có một số lượng lớn khách hàng liên hệ để đánh giá mức độ sụt giảm lưu lượng truy cập tự nhiên sau khi họ thấy những điểm sụt giảm traffic liên tục như sau:

eat

Trong mỗi trường hợp, rõ ràng là theo các tiêu chí trong Nguyên tắc dành cho người đánh giá chất lượng, họ sẽ bị coi là thiếu E-A-T. Hầu hết các trang web này đã mất vị trí xếp hạng cho các trang web lớn trong lĩnh vực của họ. Tất cả các bài viết của các website này đều có thứ hạng bị tụt đi rất xa so với những bài được viết trên website lớn bởi các tác giả khác với vô số E-A-T.

Một bản cập nhật khác có tác động rất mạnh vào E-A-T là bản cập nhật được Google phát hành vào  ngày 1 tháng 8 năm 2018 đó là bản cập nhật được Bary đặt tên Google Medic (tôi có nhắc đến ở phần đầu của bài viết này). Bản cập nhật này đã gây ra sự sụt giảm lớn đối với các trang web được đánh giá là YMYL thiếu EAT. Đối với lĩnh vực y tế sức khỏe tại thị trường Việt Nam thì đây có thể nói là thời điểm lịch sử của ngành trên Google Search! Sự xuất hiện của các website chuyên nghiệp, được đầu tư bài bản xuất hiện liên tục. Tiêu biểu có thể kể đến như Hellobacsi.com, TrungTamThuoc.com, NhathuocNgocAnh.com,… sau đó là NhathuocLongChau.com, NhathuocAnKhang.com và đặc biệt giai đoạn năm 2019 với sự xuất hiện của ông vua y tế Vinmec.com kéo dài cho đến tận bây giờ khi tôi viết bài này là sắp hết tháng 07 năm 2022. Sự xuất hiện của các website chuyên nghiệp với sự tăng trưởng traffic mạnh mẽ cũng đồng nghĩa với lụi tàn của nhiều website lớn trước đó trong lĩnh vực y tế sức khỏe như ThuocTienLoi.vn, ThuocGiaBaoNhieu.com, Wikimed.vn,… Các website bị ảnh hưởng bởi E-A-T nhanh chóng tụt giảm thậm chí đến 95-98% traffic tự nhiên từ Google Search!

Quan điểm của tôi khi công khai ảnh chụp màn hình này là để chứng minh cho luận điểm tôi tin rằng ngày 07 tháng 2 năm 2017 là một trong những ngày đầu tiên Google bắt đầu biến EAT trở thành một phần quan trọng của thuật toán (phần đa người làm SEO vẫn nghĩ rằng phải đến khi bản cập nhật Google Medic xuất hiện mới là thời điểm Google bắt đầu chính thức nâng cao sự ảnh hưởng của E-A-T đối với YMYL). Mặc dù Google đã đánh giá cao các khía cạnh của E-A-T từ sớm hơn thế, nhưng tôi tin rằng tháng 02 năm 2017 mới chính là thời điểm đánh dấu quan trọng Google đưa ra quyết định gia tăng trọng số ảnh hưởng của EAT trong thuật toán của họ hay không.

Chỉ năm ngày sau bản cập nhật này, Gary Illyes từ Google đã tweet một lời nhắc nhở “ngẫu nhiên” khuyến cáo mọi người đọc Nguyên tắc dành cho người đánh giá chất lượng của Google:

Có những bản cập nhật chất lượng khác cũng đã được Danny Sullivan đến từ Google xác nhận là có kết nối với Nguyên tắc dành cho người đánh giá chất lượng của Google khi ông được hỏi làm thế nào để khôi phục website bị ảnh hướng xấu từ  bản cập nhật cốt lõi ngày 01 tháng 08 năm 2018 (Google Medic), anh ấy đã trả lời rằng Nguyên tắc dành cho người đánh giá chất lượng là một nguồn thông tin tuyệt vời để cho mọi người biết cách cải thiện chất lượng trang web.

Dưới đây là một vài suy nghĩ của tôi về cách Google xác định E-A-T.

Ngày 21 tháng 02 năm 2018, Tiến sĩ Marie Haynes – chuyên gia SEO hàng đầu thế giới có hỏi Gary từ Google về E-A-T. Gary phản hồi rằng E-A-T chủ yếu dựa trên các backlink (liên kết) và sự đề cập đến tên tuổi, thương hiệu của cá nhân hay tổ chức trên các trang web có thẩm quyền. Tức là nếu bài đăng nào đó ở NYTIME.com đề cập đến bạn, điều đó là rất tốt. Đối với thị trường Việt Nam thì chúng ta có thể lựa chọn các báo lớn ở nước ta như VNXPRESS.net, DanTri.vn, ThanhNien.vn, Tuoitre.vn, VOV.vn ,…. Gary khuyên mọi người nên đọc kỹ E-A-T trong Nguyên tắc dành cho người đánh giá chất lượng.

Gary Illyes đã nói tại Pubcon Austin năm 2018 rằng Google đang làm rất tốt trong việc xác định những backlink và sự đề cập thương hiệu nào cần tính. Nếu doanh nghiệp của bạn đang nhận được những đề cập tuyệt vời từ báo chí, điều này thực sự có thể rất hữu ích. Điều đáng kinh ngạc là Google tự tin rằng họ có thể phân biệt được đâu là những đề cập tự nhiên từ phía báo chí truyền thông nói về thương hiệu của bạn so với đâu là những đề cập đến thương hiệu của bạn chỉ vì các trang web đó được trả tiền hoặc do bạn tự tạo ra.

Có một sự khác biệt lớn giữa đề cập thương hiệu của bạn được xuất bản từ một cộng tác viên của Forbes so với một nhà báo chuyên nghiệp là nhân viên của Forbes. Rất có thể Google biết cách bỏ qua sự đề cập thương hiệu của bạn đến từ một cộng tác viên, và hoàn toàn có thể nhận ra sự đề cập thương hiệu đến từ một nhân viên chính thức của Forbes là phiếu bầu cho thẩm quyền thương hiệu của bạn. Trên thực tế, tôi tin rằng đây là một trong những lý do tại sao Google thực hiện các  thay đổi đối với thuộc tính rel=”nofollow”. Có thể bây giờ, nếu Google bắt gặp một backlink trên một trang web có thẩm quyền, tôi nghĩ rằng Google có thể cân nhắc điều này khi đánh giá E-A-T của bạn ngay cả khi nó là Nofollow.

Dưới đây là hình chụp lại từ bài viết trên Trung tâm tìm kiếm của Google về thuộc tính rel=”nofollow” mới xuất bản ngày 10 tháng 09 năm 2019:

nofollow

 8.2 Google hiểu rất rõ đề cập nào đáng tin cậy

Làm cách nào để Google biết đề cập thương hiệu nào trên web là đáng tin cậy và đề cập nào nên bỏ qua? Thuật toán Penguin mới của Google (được phát hành vào tháng 9 năm 2016) cách hoạt động được cho là sẽ bỏ qua các backlink đến từ các nguồn không đáng tin cậy. Tôi nghĩ rằng Google đang bỏ qua một lượng lớn backlink và chỉ còn lại một phần liên kết được Google cho là tốt và có giá trị như phiếu bầu thực sự cho website tăng trưởng xếp hạng tìm kiếm. Các thuật toán vẫn chưa thực sự hoàn hảo, vì một số kẻ spam vẫn có thể thao túng việc xếp hạng tìm kiếm các trang web bằng cách sử dụng mạng lưới blog riêng (PBN) và các thủ thuật khác. Tuy nhiên, Google thực sự giỏi trong việc tìm ra những liên kết nào nên được tính là cố tình thao túng kết quả tìm kiếm.

Bill Slawski đã chia sẻ về một bằng sáng chế của Google cung cấp cho chúng ta một số thông tin chi tiết về cách Google biết những trang nào đáng tin cậyBằng sáng chế được cập nhật vào tháng 4 năm 2018 này có tên là “Producing a ranking for pages using distances in a web-link graph”. Bằng sáng chế nói rằng: “Một số website (được gọi là spam) có thể được xây dựng kết hợp với những kỹ thuật khác nhau nhằm mục đích thao túng thuật toán PageRank, Ví dụ: Xây dựng các hệ thống liên kết, liên kết qua lại giữa 2 website.

Sau đó, nội dung bằng sáng chế tiếp tục đề xuất một giải pháp để những trang web sử dụng các kỹ thuật spam sẽ không thể thao túng thuật toán PageRank:

Một biến thể có thể có của PageRank sẽ làm giảm tác dụng của các kỹ thuật đen này bằng cách chọn ra một số website được cho là đáng tin cậy (hay còn gọi là trang gốc) để từ đó khám phá thêm các trang khác có khả năng là website tốt thông qua các liên kết từ các trang gốc.

Nói cách khác, những gì thuật toán muốn làm là chọn ra một danh sách các trang “tin cậy” (còn được gọi là “hạt giống” hay “trang gốc”) được biết là uy tín và tin cậy, sau đó xây dựng một mạng lưới các trang đáng tin cậy bằng cách thông qua các liên kết trên những trang gốc đó.

Ví dụ: giả sử New York Times đã được thành lập như một trang gốc tin cậy. Các thuật toán của Google sau đó có thể xác định rằng các trang web nhận được backlink đến từ New York Times có thể cũng là website đáng tin cậy.

Bằng sáng chế đề cập cụ thể đến New York Times như một trang web đáng tin cậy được lựa chọn theo cách thủ công:

Ví dụ: Google Directory và The New York Times đều là những website gốc tin cậy. Người ta cho rằng các website khác trên website gốc thường có sự tương quan với trang gốc. Ngoài ra, các website hạt giống cho đi với số lượng lớn các backlink từ đó giúp Google xác định các trang web đáng tin, chất lượng cao khác. Các trang gốc hoạt động như trung tâm trên mạng lưới các website toàn cầu.

Bằng sáng chế nói về sự phân loại, đánh giá các website trong việc xác định trang web nào là trang web hạt giống. Điều này có ý nghĩa rất lớn, bởi vì mỗi chủ đề – lĩnh vực sẽ có các nguồn website có thẩm quyền khác nhau. Phần còn lại của bằng sáng chế thảo luận về những cách xác định toán học các website hạt giống và nó rất phức tạp. Điểm chính mà chúng tôi muốn lấy từ bằng sáng chế này là như sau:

Bằng cách nào đó, Google đã tạo ra một số ít các PAGE và WEBSITE đáng tin cậy. Đây là những trang web được công nhận là có thẩm quyền cho ngành dọc của bạn. Các WEB ĐƯỢC NHẬN BACKLINK và/ hoặc được đề cập THƯƠNG HIỆU trên các trang đó LÀ NHỮNG TÍN HIỆU MÀ GOOGLE MUỐN TÍNH VÀO TRONG THUẬT TOÁN CỦA HỌ.

Tôi nghĩ rằng Google có thể lựa chọn một số trang gốc nhất định rồi tìm kiếm các trang có Google EAT cao khác một cách tự động, thay vì phải lựa chọn từng website gốc một cách thủ công. Đây là phỏng đoán của tôi.

Google rất tự tin trong việc lựa chọn đâu là website đáng tin cậy, điều này có nghĩa là việc xây dựng E-A-T cho một thương hiệu là cực kỳ khó! Nếu bạn không được biết đến là một cơ quan có thẩm quyền, tin cậy và không được đề cập một cách tự nhiên ở những website gốc

Nếu bạn không được biết đến như một cơ quan có thẩm quyền và không được đề cập tự nhiên ở những website có thẩm quyền (hoặc thậm chí ngay cả những trang nhận được backlink từ các trang gốc có thẩm quyền cũng không đề cập hay liên kết đến bạn), thì bạn có thể sẽ rất khó để có xếp hạng tốt trên Google Search.

Trong phần sau của bài viết này, tôi sẽ nói chi tiết hơn về những loại trang web nào mà Google hướng dẫn người đánh giá chất lượng xem xét khi họ cố gắng tìm kiếm thông tin về một trang web hoặc tác giả trực tuyến để xác định EAT của họ.

8.3 Có nhiều tín hiệu khác nhau mà Google có thể thu thập được từ khắp nơi trên web góp phần vào EAT

Nguyên tắc dành cho người đánh giá chất lượng của Google nói về tầm quan trọng của các bài đánh giá, danh tiếng của công ty và thậm chí các đề cập trên diễn đàn khi nói đến E-A-T. Bây giờ chúng ta sẽ xem xét từng chi tiết và nói về cách chúng ta có thể học hỏi từ thông tin này để thực hiện các cải tiến giúp website của chúng ta có thứ hạng tốt hơn trên Google Search.

9. Checklist kiểm tra E-A-T giúp nâng cao uy tín của bạn

Kiểm tra kỹ lưỡng và thực hiện các nguyên tắc dưới đây sẽ giúp bạn cải thiện E-A-T từ đó cải thiện kết quả SEO lâu dài. Dưới đây là danh sách các yếu tố tôi khuyên các bạn nên thực hiện tốt để tăng cường E-A-T:

9.1 Tín hiệu danh tiếng của thương hiệu đến từ các website ngoài hệ thống

9.1.1 Đề xuất từ các website khác

Chúng tôi luôn tìm kiếm bất kỳ đề xuất hay khen ngợi nào dành cho công ty ở các trang web không thuộc sở hữu hoặc điều hành của doanh nghiệp. Đó có thể là một bài đăng trên diễn đàn, hoặc những website cùng địa phương được lập chỉ mục tốt trên Google nhưng không phải đến từ các bài viết trên Facebook bị ngăn chặn bot truy cập dữ liệu.

9.1.2 Báo chí trực tuyến

Trước tiên chúng ta cần xem xét mức độ đưa tin của các phương tiện truyền thông, nhà báo viết bài về doanh nghiệp. Đặc biệt, chúng tôi sẽ xem xét đến tốc độ và mức độ của phạm vi phủ sóng của thương hiệu trong thời gian gần đây.

Chúng tôi cũng sẽ xem xét phân tích thái độ của thông tin nói về doanh nghiệp trong tháng qua, thậm chí là trong thời gian 3 tháng gần đó (nếu có nhiều thông tin) xem nó là thông tin tích cực, tiêu cực, hay trung tính về doanh nghiệp.

Mặc dù chúng tôi không có dữ liệu cụ thể nào về việc xếp hạng tìm kiếm trên Google bị ảnh hưởng bởi thông tin tiêu cực về doanh nghiệp và Danny Sulliva đến từ Google nói họ không dùng yếu tố này vào xếp hạng, nhưng nếu tôi đang xây dựng một thuật toán xác định sự tin tưởng và thưởng cho sự tin tưởng này, tôi chắc chắn sẽ thêm yếu tố thông tin tích cực hay tiêu cực về doanh nghiệp đi kèm với thời gian của tác giá đáng tin cậy. Đó là một ý tưởng thú vị cho nghiên cứu và phát triển, nhưng ở giai đoạn này chúng tôi vẫn đang tiếp tục thu thập thêm dữ liệu.

9.1.3 Nhận được đánh giá tốt

Mọi người nói gì về doanh nghiệp của bạn internet rất quan trọng. Dưới đây là cách những người đánh giá chất lượng được hướng dẫn để thực hiện nghiên cứu danh tiếng:

đánh giá tốt

Họ được yêu cầu xem xét Yelp, Better Business Bureau (BBB), AmazonGoogle Shopping và một số nguồn khác như TripAdvisor, Trustpilot được người tiêu dùng tin tưởng và đánh giá cao.

đánh giá

Ở đây, chúng tôi tìm kiếm xem có bao nhiêu trang web đánh giá về công ty của bạn, bao nhiêu bài đánh giá, nội dung đánh giá đó là tích cực hay tiêu cực hay trung tính và quan trọng là tính tương tác giữa doanh nghiệp và người dùng (tức là doanh nghiệp có khả năng hiển thị và tương tác tích cực với người đánh giá không?).

9.1.4 Wikipedia

Wikipedia được đề cập rất nhiều trong Nguyên tắc dành cho người đánh giá chất lượng của Google. Rõ ràng là Google công nhận Wikipedia là một trang web “hạt giống” đáng tin cậy. Trước đây, những người làm SEO thường nói rằng các liên kết từ Wikipedia không quan trọng vì chúng là các Backlink Nofollow và không được Google PageRank tính khi xếp hạng tìm kiếm. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng đây là lúc các đề cập đến thương hiệu và Backlink Nofollow phát huy tác dụng. Ngay cả khi PageRank bỏ qua các Backlink Nofollow từ Wikipedia, việc được đề cập trên một trang web có thẩm quyền lớn như Wikipedia vẫn thực sự có thể giúp ích cho bạn rất nhiều.

wikipedia

Để có được một trang Wikipedia của riêng bạn thực sự rất khó. Bạn phải đáp ứng  các tiêu chuẩn của Wikipedia về độ nổi bật đối với tổ chức – công ty và đối với cá nhân, bao gồm những điều sau:

  • Tất cả thông tin về công ty của bạn phải được xác minh.
  • Doanh nghiệp phải nhận được thông tin bao quát đáng kể từ các nguồn đáng tin cậy.

Nghe có vẻ rất giống E-A-T phải không? Đây là lý do tại sao rất khó để bạn có thể làm giả quyền hạn. Có trang Wikipedia riêng nói về bạn có thể giúp cải thiện thẩm quyền của bạn, nhưng bạn không thể có trang Wikipedia trừ khi bạn đã được coi là có thẩm quyền!

Tuy nhiên, chúng tôi nghĩ rằng những đề cập tích cực về công ty của bạn trên các trang Wikipedia khác cũng có thể hữu ích. Trong một số lĩnh vực, bạn có thể chỉnh sửa các bài viết trên Wikipedia để đề cập đến công ty của mình. Tuy nhiên, bạn cần phải thực sự cẩn thận bởi nếu cộng đồng Wikipedia cho rằng bạn đang tự quảng cáo, bạn sẽ nhanh chóng xóa liên kết của mình.

Khi tôi thực hiện  đánh giá chất lượng trang web của  mình, tôi sẽ xem xét liệu các đối thủ cạnh tranh có trang Wikipedia của riêng họ hay không. Nếu tất cả các trang web xếp hạng hàng đầu cho các từ khóa của bạn đều được Wikipedia công nhận là cơ quan có thẩm quyền và được cấp trang riêng của họ, còn trang web của bạn không có thì rất có thể bạn sẽ phải vật lộn, cố gắng rất nhiều để xếp hạng cho các từ khóa này.

Điều tôi không biết là liệu các thuật toán của Google hoạt động bằng cách đánh giá “À, website này có trang Wikipedia riêng, vì vậy nó phải là một cơ quan có thẩm quyền!” hay Google đang lấy thông tin giống như Wikipedia để giúp xác định xem bạn có nên được coi là người có thẩm quyền hay không. Bất kể là gì đi nữa, tôi vẫn khuyên bạn rằng nếu doanh nghiệp của bạn đủ độ nổi bật để có thể có một trang Wikipedia riêng, bạn nên cố gắng có được một trang đó.

9.1.5 Mạng xã hội

Không chỉ các mạng xã hội do doanh nghiệp tự vận hành mà ngay cả các kênh, nhóm mạng xã hội công khai khác có nói về doanh nghiệp của bạn công khai không?

Doanh nghiệp của bạn có tiểu sử, có thông tin liên hệ, giới thiệu,… chi tiết trên mạng xã hội hay không, có cho khách hàng đánh giá và bình luận công khai không?

Và cuối cùng đó là các đánh giá tích cực hay tiêu cực?

9.1.6 Disavow liên kết xấu

Trang web có tệp Disavow (từ chối) liên kết hay không và có gì trong đó? Có bằng chứng nào về việc bạn xây dựng liên kết kém chất lượng nhằm thao túng thuật toán PageRank của Google hay không?

9.1.7 Nhận đề cập trên các trang web có thẩm quyền

Đây có lẽ là khía cạnh quan trọng nhất của Google EAT. Chữ “A” trong EAT, nghĩa là “căn cứ xác thực” rất có thể được xác định bởi những đề cập của bạn từ website có thẩm quyền.

eat

Như đã đề đề cập ở phần trên, Google ngày càng giỏi hơn trong việc xác định những đề cập nào trên web thực sự là phiếu bầu cho doanh nghiệp của bạn. Nếu bạn dễ dàng nhận được một backlink hoặc một đề cập vì bạn đã cung cấp nội dung, trả tiền cho liên kết hoặc theo một cách nào đó khuyến khích chủ sở hữu trang web liên kết với bạn thì rất có thể đề cập và backlink này sẽ không giúp ích được gì nhiều.

Tuy nhiên, nếu những người có thẩm quyền thực sự đề cập đến bạn vì họ muốn giới thiệu bạn, thì đây là tín hiệu rất tốt có thể nói lên quyền hạn của bạn.

Chỉ cần có kinh nghiệm thôi là chưa đủ, để E-A-T tốt, bạn còn cần được biết đến trên internet như một người có uy tín trong lĩnh vực của mình.

Nếu bạn đang cố gắng phấn đấu để có được những đề cập có thẩm quyền, thì đây là một số ý tưởng có thể hữu ích:

  • Xuất bản nghiên cứu sớm, tiên phong. Điều này thường sẽ nhận được đề cập từ những nơi có thẩm quyền.
  • Tổng kết các nghiên cứu khoa học hiện tại. Giả sử bạn có một trang web bán các sản phẩm dành cho bệnh nhân tiểu đường. Cũng có thể nói rằng nghiên cứu mới vừa xuất hiện giải thích rất chi tiết khoa học về một phương pháp điều trị mới cho bệnh tiểu đường. Bạn có thể lấy thông tin đó và tóm tắt nó theo cách hiểu và chuyên môn của bạn. Điều này thường thu hút các liên kết và đề cập từ các website khác.
  • Kết nối với các nhà báo trên  HARO  hoặc qua Twitter.
  • Tạo kết nối với những người được coi là có thẩm quyền trong lĩnh vực của bạn. Cá nhân tôi nhận được rất nhiều email, tin nhắn qua Facebook. Zalo từ những người mà tôi không hề biết gì về họ với nội dung mong muốn được tôi đăng bài viết PR và dẫn liên kết về website cho họ. Tôi thường chỉ chú ý đến các mối quan hệ trực tiếp của tôi hoặc thông qua mạng xã hội mà thôi. Rõ ràng, việc bạn có một cộng đồng, nhiều mối quan hệ tốt đẹp với mọi người thì sẽ dễ dàng nhận được các liên kết hơn.

9.2 Tín hiệu danh tiếng trên website doanh nghiệp

9.2.1 Cơ quan chuyên môn 

Doanh nghiệp của bạn hoặc thành viên của công ty có chứng nhận hoặc công nhận nào đến từ cơ quan chuyên môn trong lĩnh vực của bạn không?

9.2.2 Đánh giá trên website của bạn

Bạn có cho phép người dùng đánh giá trực tiếp trên website của bạn không? Có đánh giá tiêu cực nào trên website của bạn được phản hồi, giải đáp rõ ràng hoặc thậm chí nhận trách nhiệm với khách hàng khi xảy ra sự cố từ phía công ty của bạn không?

9.2.3. Liên kết với các cơ quan quản lý ngành

Trang web có liên kết đến website cơ quan quản lý hàng đầu không?

9.2.4 Về chúng tôi

Trang web của bạn có trang về chúng tôi không? Nó có bao gồm thứ tự pháp lý của trang web không? Có tên công ty hoặc mã số thuế để xác nhận thêm không?

9.2.5 Các bằng chứng

Bạn cần thể hiện được các bằng chứng, chứng minh website của bạn là uy tín:

  • Trang web có nêu rõ công ty đã kinh doanh được bao lâu không?
  • Điều gì khiến bạn trở thành người có thẩm quyền?
  • Tại sao bạn nên được coi là một nguồn thông tin đáng tin cậy?

9.3 Các thực thể liên quan

9.3.1 Người viết nội dung hay tác giả 

Ai là người viết nội dung cho trang web? Họ có đóng góp nội dung trên những website khác không (ví dụ: Linkedin hoặc họ đã đóng góp cho nội dung ở các website khác?).

9.3.2 Trình độ đội ngũ nhân viên

Đội ngũ nhân viên có chuyên môn là gì? Theo từng ngành dọc có tiêu chuẩn yêu cầu gì của ngành đó không? Ví dụ: Sức khỏe y tế thì cần có chuyên môn là dược sĩ, bác sĩ chứ không phải là học báo chí hay kinh tế,…

9.3.3 Hồ sơ tác giả

Người viết nội dung có trang hồ sơ tác giả riêng trên website hay không?

Hồ sơ tác giả bao gồm hình ảnh, thông tin giới thiệu, chuyên môn, các chứng chỉ hay giải thưởng, liên kết đến các mạng xã hội,…

9.3.4 Schema (Dữ liệu có cấu trúc)

Dữ liệu có cấu trúc từ trang web được đánh dấu này có thể đơn giản như: Schema Author (dữ liệu có cấu trúc của tác giả) hoặc giải thích bằng cấpm trình độ chuyên môn,…. Càng có nhiều dữ liệu cung cấp cho Schema thì càng có nhiều tín hiệu tốt cho E-A-T.

9.4 Sự công nhận Entity (thực thể)

9.4.1 Bảng tri thức

Doanh nghiệp có bảng tri thức xuất hiện trong kết quả tìm kiếm của Google cho các truy vấn về tên thương hiệu không? Nó có toàn diện không? Các biến thể thường được sử dụng của tên thương hiệu có mang lại kết quả với Bảng tri thức kinh doanh không?

9.4.2 Wikidata

Cực kỳ quan trọng, vì Wikidata là một trong số ít nguồn xác thực thực thể ban đầu được Google sử dụng.

9.4.3 Dữ liệu có cấu trúc của tổ chức

Sử dụng dữ liệu có cấu trúc phù hợp cho tổ chức của bạn. Điều này giúp nhận dạng thực thể; do đó bạn cần củng cố chính xác doanh nghiệp là trường hợp nào.

Hãy suy nghĩ về tất cả các khía cạnh đa dạng của một tổ chức hoặc công ty và lựa chọn dạng Schema dành cho “chủ sở hữu” hoặc “thành viên công ty”. Có rất nhiều thứ bạn có thể đánh dấu ở đây. 

9.4.4 Tính nhất quán trên mạng xã hội 

Trang web có liên kết với tất cả các hồ sơ mạng xã hội và ngược lại tất cả các hồ sơ mạng xã hội có lần lượt liên kết với trang web và với nhau hay không? Hơn nữa, bạn có đang sử dụng URL trực tiếp mới nhất không? (Trong quá trình hoạt động có thể các liên kết bị thay đổi, thậm chí là chuyển hướng toàn trang web. Bạn cần cập nhật đường link mới nhất).

9.4.5 Quyền sở hữu trang web

Chủ sở hữu trang web có được liệt kê rõ ràng không? (Tên của trang web hoàn toàn có thể khác tên chủ sở hữu hoặc công ty con thuộc sở hữu của công ty mẹ,…)

9.5 Quảng cáo

Chất lượng quảng cáo kém hoàn toàn trái ngược lại với độ tin cậy của website. Các trang có trải nghiệm quảng cáo không tốt sẽ không đạt điểm cao về độ tin cậy. Nhưng AdSense rất tuyệt, vậy chúng ta đang xác định dòng chính xác ở đâu?

9.5.1 Pop-ups

Trang web của bạn có Pop-ups hay không, thời gian bắt người dùng chờ đợi là bao lâu, Pop-ups có dễ tắt không hay khó tắt và thậm chí là không tắt được gây ức chế cho người dùng?

9.5.2 Gây hiểu lầm

Website của bạn có quảng cáo nguỵ trang, đánh lừa người dùng khiến họ nhầm tưởng như nội dung của bạn không? Đó thực sự là điều tồi tệ với thương hiệu của bạn khi các website quảng cáo thiếu độ uy tín! Tôi tin rằng dạng quảng cáo này sẽ sớm bị Google xử lý!

9.6 Nội dung

9.6.1. Mục đích

Nội dung có mục đích rõ ràng không và nó có đáp ứng được mục đích đó không? Nội dung có cung cấp lợi ích cho người dùng không?

9.6.2 Độ chính xác

Nội dung thường có lỗi chính tả không? Nó có tuân theo đồng thuận khoa học trực tuyến (nếu có) không?

9.6.3 Tài liệu tham khảo

Các thông tin bạn cung cấp có nguồn dẫn chứng uy tín cho các thông tin đó không? Các thông tin được bạn dẫn nguồn có đáng tin cậy, có thẩm quyền cao không? Các nguồn dẫn chứng này có gợi lên các dấu hiệu của thẩm quyền không (như bằng cấp, xác nhận chuyên môn, được xuất bản với tư cách là chuyên gia).

9.6.4 Tính dễ đọc

Nội dung có dễ đọc không? Có bằng chứng nào về việc nhồi nhét từ khóa hoặc các câu lặp đi lặp lại không thêm ý nghĩa không?

9.6.5 Nội dung được cập nhật thường xuyên

Nội dung có thường xuyên được xem xét và cập nhật không? Các thông tin có được kiểm tra tính xác thực khi thời gian thay đổi không?

9.6.6 Nội dung gây hiểu lầm

Đúng, việc đánh lừa mọi người trên internet là vô cùng dễ dàng, nhưng nó rất phi đạo đức và nên tránh.

9.6.7 Tiêu đề

Thực hiện các tiêu đề quá hứa hẹn giật tít. Chúng tôi nhận thấy rằng chúng sẽ không giúp ích được gì mà còn cản trở sự tiến bộ của bạn.

9.7 Tuân thủ & An toàn

Tôi rất vui vì bạn có thể kiên trì đọc đến đây, vì sự tuân thủ và an toàn là rất quan trọng đối với website. Vì vậy, bạn hãy cố gắng tiếp tục tập trung và đào sâu phát triển nó.

9.7.1 Chính sách

Tất cả các chính sách chính thức mà pháp nhân (chẳng hạn như công ty trách nhiệm hữu hạn hay công ty cổ phần) đang hoạt động, được hiển thị rõ ràng. Bao gồm các chính sách:

  • Chính sách bảo mật.
  • Các điều khoản và điều kiện sử dụng trang web và dữ liệu của bạn.
  • Chính sách sử dụng sản phẩm, mua sản phẩm dành cho khách hàng.
  • Chính sách vận chuyển.
  • Chính sách đổi trả hàng.

Tất cả những điều này phải thực sự rõ ràng và thường được liên kết trong phần chân trang của trang web.

9.7.2 Giao thức website

Trang web có bất kỳ lỗ hổng bảo mật nào đã biết không? Nó có sử dụng HTTPS không?

9.7.3 Bảo mật

Trang web có bị tấn công không? Có bằng chứng nào về việc website của bạn bị hack không? Sự xâm nhập của mã độc hại hoặc bất kỳ hình thức hoạt động bất chính nào khác khiến cho tính bảo mật, mức độ đáng tin cậy của trang web của bạn trở thành miếng mồi ngon của hacker.

9.8 Bằng cấp và giải thưởng

Huzzah! Hãy kết thúc bằng một nốt cao, tìm ra giải thưởng Công tước xứ Edinburgh và khâu Thể dục dụng cụ Cấp 2 vào Leotard của bạn; bởi vì tự hào về thành tích của mình cho thấy rằng bạn đã kiên trì để tích lũy một số cấp độ chuyên môn và quyền hạn.

9.8.1 Thẩm quyền của tác giả

Tác giả có đủ thẩm quyền để viết về lĩnh vực của bạn hay không? Sau tên tác giả hãy thực hiện liên kết đến đến hồ sơ của tác giả trên website của trường Đại học của họ, liên kết đến trang Linkedin của họ, tại các trang này cũng cần có liên kết đến tất cả các tài liệu tham khảo chuyên môn khác và đặc biệt là các tác phẩm họ đã xuất bản.

9.8.2 Giải thưởng hoặc chứng nhận của doanh nghiệp

Doanh nghiệp đã giành được bất kỳ giải thưởng nào hoặc có bất kỳ sự công nhận nào không? Những điều này có được đề cập trên website của bạn không? Những điều này có được đề cập trên các trang web của bên thứ ba không?

Khách hàng tiềm năng của bạn cần có những cách để đánh giá xem họ có thể thực sự tin tưởng vào một số tổ chức nhất định hay không. Tuy nhiên thông qua các công nhận này; đầu tư vào các tiêu chuẩn và con người của bạn, là một phần của việc xây dựng một doanh nghiệp đáng tin cậy với Chuyên môn, Thẩm quyền và Niềm tin ngày càng tăng.

9.9 Kết luận

Các yếu tố này rất đơn giản và tự nhiên, rất dễ xử lý cho website của bạn nhưng lại có thể mang lại lợi ích lớn trong lâu dài. Bất kỳ điều gì có thể cải thiện E-A-T cho công ty của bạn đều là rất đáng để bỏ thời gian, công sức và tiền bạc. Điều này cũng phần nào nói lên rằng bạn cần có kinh nghiệm để tuỳ thuộc hoàn cảnh mà sắp xếp công việc nên ưu tiên gì trước, việc nào nên tạm dừng triển khai tạm thời hoặc lâu dài.

Tôi hy vọng checklist này được sử dụng rộng rãi và mang lại kết quả tốt đẹp cho tất cả mọi người.

10. Google thoải mái hơn khi thảo luận về E-A-T và tầm quan trọng của nó với các truy vấn về sức khỏe

Gần đây, bạn có thể nhận thấy các hướng dẫn nguyên tắc xếp hạng tìm kiếm từ Google. Nơi mà nhân viên Google có vẻ thoải mái hơn khi nói về YMYL, E-A-T và các truy vấn tìm kiếm liên quan đến sức khỏe.

Chúng ta thậm chí nhận được cả những chia sẻ từ những người có quyền hành cao nhất ở Google đó là Pandu Nayak – giám đốc điều hành chất lượng tìm kiếm tại Google. Ông cho biết gần đây Google Search phát hiện các website thuộc chủ đề YMYL và xử lý các kết quả tìm kiếm đó một cách thận trọng hơn bằng cách hiển thị các trang web có thẩm quyền nhất cho những truy vấn tìm kiếm đó.

John Mueller từ Google đã thảo luận về vấn đề này ở thời điểm 5 phút: 45 giây trong một Hangout Video được phát hành gần đây trên kênh Youtube Google Webmaster. John nói: “Vì vậy, chắc chắn có thể đây là điều đang xảy ra ở hiện tại, tôi nghĩ đặc biệt là khi nói đến các truy vấn tìm kiếm y tế sức khỏe, đó là chủ đề mà các thuật toán của chúng tôi đang cố gắng hiểu nhiều hơn nữa. Tôi không chắc E-A-T có thể cải thiện xếp hàng tìm kiếm cho bạn nhưng chúng tôi có thể đánh giá sự tin cậy của 1 thông tin ở tín hiệu này. Ông cho biết thêm: “Tuy nhiên, một điều mà tôi muốn khuyên các bạn là hãy tập trung vào các tín hiệu liên quan đến E – A – T mà đã được công khai trước đó.”

Dưới đây là bài viết tóm tắt của Glenn về những gì John Mueller nói trên Twitter:

e-a-t

Cụ thể, Glenn Gabe tóm tắt câu trả lời của John rằng: “Hãy xem xét những gì SEO đang cố gắng cải tiến về E-A-T. Bạn cần tìm hiểu cách trình bày tốt nhất về nội dung, hồ sơ tác giả, v.v…. John không thể đảm bảo điều đó sẽ cải thiện thứ hạng tìm kiếm, nhưng hãy đảm bảo rằng bạn có tất cả những tín hiệu đó cho người dùng. Google cũng có thể chọn những tín hiệu E – A – T đó để xếp hạng.

Dưới đây là tóm tắt phiên âm cuộc nói chuyện của John trên Video Hangout:

  • Vì vậy, tôi khuyên bạn nên xem xét những gì cần có để xây dựng E-A-T cho một trang web từ những SEOer khác. Tôi nghĩ rằng đã có rất nhiều nghiên cứu điển hình cụ thể thực sự tốt về các trang web đã làm việc chăm chỉ để cải thiện E-A-T (E: chuyên môn, A: quyền hạn và T: sự tin tưởng) như: cách họ trình bày nội dung và cách họ tạo ra nội dung, cách họ tạo ra những thứ như hồ sơ tác giả,… tất cả những điều này để tối ưu E-A-T.  Tôi không biết cụ thể 1 SEOer đang làm tốt điều này nhưng có một số SEO thực sự rất giỏi làm việc trong việc tối ưu E-A-T này, họ đã làm việc tối ưu E-A-T với các trang web y tế, và tôi sẽ cố gắng tìm kiếm nội dung của họ và xem xét một số ví dụ đó. Tôi không đảm bảo rằng khi bạn cải thiện các vấn đề về E-A-T thì công cụ tìm kiếm của chúng tôi sẽ nhanh chóng đánh giá website của các bạn là 1 trang web uy tín. Nhưng nếu bạn đang làm việc trên lĩnh vực y tế sức khỏe bạn cần đảm bảo rằng bạn đã làm đúng E-A-T vì nó thực sự có ích cho người dùng, nó giúp người dùng tin tưởng hơn về kết quả tìm kiếm của các bạn. Và sau đó, đôi khi chúng tôi cũng có thể chọn nó để xếp hạng tìm kiếm cho web của các bạn xếp hạng tốt hơn.

Tài liệu tham khảo

1. Tác giả: Marie Haynes. Ngày đăng: 11/09/2020. What is E-A-T? MHC. Truy cập ngày 21 tháng 07 năm 2022.

2. Tác giả: Nichola Stott. Ngày đăng: 20/07/2022. E-A-T auditing: How to level up your credibility game. Search Engine Land. Truy cập ngày: 27 tháng 07 năm 2022.

3. WHAT IS GOOGLE MEDIC? Truy cập ngày 22 tháng 07 năm 2022.

 

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.