THIẾT KẾ TRẢI NGHIỆM LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ

Theo thói quen mỗi khi bận sẽ rất ngại viết dài, tuy nhiên sau vài cuộc họp trao đổi với 1 số bên tham gia vào quá trình tư vấn, xây dựng hệ thống hay giải pháp công nghệ cho ngành Y tế mới thấy cần viết sớm chứ không thể lần nữa mãi.

Có thể hơi chủ quan nhưng cảm nhận cá nhân qua 1 thời gian tham gia vào lĩnh vực Y tế số đó là các hệ thống Y tế số (ít nhất ở cấp độ quốc gia) được xây dựng bởi những chuyên gia CÔNG NGHỆ THUẦN TÚYchẳng có 1 chút nào cân nhắc đến trải nghiệm làm việc của nhân viên Y tế. Hay nhìn rộng ra 1 chút, trải nghiệm làm việc của nhân viên y tế chưa được đánh giá và thiết kế 1 cách nghiêm túc dẫn đến nhân viên y tế làm việc trong sự bất tiện, mệt mỏi, quá tải -> căng thẳng (điển hình như có quá nhiều hệ thống, công cụ y tế số phải dùng, phải nhập liệu…)

Và liệu quá trình chăm sóc người bệnh, chất lượng chăm sóc có tốt nếu nhân viên y tế thường xuyên làm việc phải làm việc trong tình trạng căng thẳng như vậy?

Mô tả vẫn chung chung quá, và vì liên quan đến Y tế số nên lấy 1 ví dụ cụ thể trong lĩnh vực này để bạn đọc dễ hình dung.

  • Bối cảnh: số ca nhiễm Covid tăng cao, rất nhiều người nhiễm tự theo dõi điều trị tại nhà. Làm thế nào để có đầy đủ thông tin về các trường hợp nhiễm tự theo dõi và điều trị tại nhà này (ít nhất cho mục đích nghiên cứu, đánh giá và ra quyết định sau này)
  • Nhu cầu: ứng dụng/xây dựng hệ thống thông tin quản lý người nhiễm COVID bao gồm cả những người nhiễm điều trị tại cơ sở Y tế và người nhiễm và tự theo dõi điều trị tại nhà.
  • Tình huống 1: hầu hết các thảo luận từ phía Công nghệ đều nhấn mạnh xây dựng 1 hệ thống riêng, yêu cầu nhập liệu hoặc kết xuất dữ liệu file excel, cho phép chỉnh sửa và gửi lên hệ thống (đối với các ca Covid được theo dõi và điều trị tại cơ sở y tế -> TRẢI NGHIỆM LÀM VIỆC CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ -> THẤT BẠI. Với người nhiễm Covid được theo dõi và điều trị tại cơ sở Y tế -> tiến tới là 1 bệnh thường quy, do vậy họ sẽ được theo dõi và quản lý, ghi nhận thông tin sử dụng các “hệ thống/công cụ” đang có sẵn tại bệnh viện. Thông tin đó cần được tái sử dụng và truyền tải lên hệ thống quốc gia phục vụ cho mục đích nghiên cứu. Thu thập 1 lần, sử dụng nhiều lần (và bổ sung thông tin nếu cần). Khó có thể tưởng tưởng được nhân viên Y tế đầu tắt mặt tối chăm sóc bệnh nhân giờ lại kiêm nhiệm thêm việc nhập liệu vào nhiều hệ thống khác nhau.
  • Tình huống 2: với các ca nhiễm (tự xét nghiệm), theo dõi và điều trị tại nhà, làm thế nào để có thông tin về họ? Các thảo luận từ phía công nghệ tựu trung đều nhấn mạnh vai trò của trạm y tế, người nhiễm khai báo và có xác nhận tại trạm y tế -> trạm y tế thu thập thông tin về người nhiễm Covid này vào hệ thống -> TRẢI NGHIỆM LÀM VIỆC CỦA CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ -> TIẾP TỤC THẤT BẠI và bên cạnh đó thì kèm theo TRẢI NGHIỆM CỦA NGƯỜI DÂN -> CỰC KỲ THẤT BẠI. Thậm chí các thảo luận còn tính đến việc phải trang bị các chữ ký số để xác thực thông tin về tình trạng dương tính, tình trạng khỏi của người dân. Khó có thể hình dung cán bộ trạm y tế quản lý hàng trăm và sắp tới có thể lên đến hàng nghìn ca nhiễm sẽ có khối lượng công việc thế nào? Công cụ giao tiếp trao đổi chính với bệnh nhân hàng ngày vẫn qua Zalo ->liệu có dễ dàng ghi nhận và nhập vào hệ thống mới? và còn các bệnh khác, các vấn đề y tế khác thì sao?
  • Bàn luận 1: Có thể thấy khi xây dựng các giải pháp Y tế số, các khái niệm User-centered design chỉ tồn tại trên lý thuyết. Thậm chí đôi khi cân nhắc giữa các yếu tố khó khăn khi triển khai, quy định pháp lý, khó khăn về giải pháp kỹ thuật, kinh phí, thời gian đều được ưu tiên hơn so với TRẢI NGHIỆM LÀM VIỆC của nhân viên Y tế. Đâu là những nguyên nhân chính của việc này? (sẽ bàn luận thêm trong bài khác)
  • Bàn luận 2: Trải nghiệm làm việc của nhân viên Y tế nên được thiết kế tổng thể cùng với trải nghiệm làm việc của người dân/người bệnh và trong đó các công cụ giải pháp Y tế số nên được cân nhắc/lựa chọn/đánh giá sự phù hợp với tổng thể trải nghiệm đó thay vì việc tạo ra nhằm mục đích quản lý, thu thập hay mục đích ứng dụng công nghệ thông tin, mục đích “chuyển đổi số”.
  • Bàn luận 3: Cụ thể trong tình huống 2 hãy xem ví dụ Bộ Y tế Singapore thiết kế trải nghiệm “Living with COVID-19” cho người dân (mà thực tế qua đó sẽ giảm tải gánh nặng – thiết kế trải nghiệm làm việc cho cán bộ Y tế)

1. Với hầu hết người dân không biết làm gì có thể truy cập: https://www.covid.gov.sg và chọn 1 trong 4 lựa chọn

2. Với người nhiễm (tự XN) nhẹ, tự theo dõi và điều trị ở nhà ĐƯỢC KHUYẾN KHÍCH báo lên Bộ Y tế. Tự làm test (ART), chụp ảnh test với kết quả dương tính, submit lên trang của BYT. Thời hạn tự cách ly là 72 giờ tối thiểu. Kể từ 72 giờ, cứ có kết quả âm tính là kết thúc cách ly, còn nếu vẫn dương tính thì thời gian cách ly tối đa là 7 ngày tính tới 12 h trưa, đủ 7 ngày thì tự động hết cách ly đối với người đã vaccin đầy đủ và trẻ dưới 12 tuổi, các trường hợp chưa tiêm, tiêm chưa đủ và trên 12 tuổi thì phải cách ly 14 ngày. Biểu mẫu khai báo thông tin đơn giản, tường minh, hướng dẫn chi tiết (thu đu thông tin cần thiết) – (chính xác 8 trường thông tin cần cung cấp) – https://form.gov.sg/#!/61515cd8855f49001279b2ef

3. Sau khi hoàn thành tự cách ly và tự xét nghiệm kết quả âm tính. Nộp thông tin lên trên hệ thống tương tự như trên và nhận được thông báo hoàn thành tự cách ly tại nhà và khỏi bệnh (qua cả website, ứng dụng hay tin nhắn điện thoại)

Với 1 trải nghiệm được thiết kế đơn giản và liền mạch như vậy người dân sẽ không phải xếp hàng ở trạm Y tế chờ Xét nghiệm hay mua que test đem đến trạm Y tế ngồi chờ test hoặc quay video. Người dân cũng sẽ sẵn sàng cung cấp thông tin và khai báo hơn vì đơn giản (xác nhận cho việc khỏi bệnh). Khối lượng công việc của nhân viên Y tế cũng sẽ giảm hẳn

  • Bàn luận 4: quay trở lại câu chuyện trải nghiệm của người nhiễm Covid (tự khai báo) tại Việt Nam qua lời kể 1 người bạn như sau:

Bị dương tính (+) đến nay được 6 ngày, ngày đầu gọi điện đến trung tâm y tế phường thì phường trả lời ngắn gọn gửi email cho phường, gửi ngay lập tức thì đến hôm nay (sau 6 ngày) mới nhận được email kèm mẫu khai báo (file word) và yêu cầu gửi kèm ảnh minh chứng, xong vừa nhận tiếp cái email thế này, yêu cầu khai báo theo link và ĐẶC BIỆT quay clip 7 phút quá trình test. Vãi cả thủ tục”

—Trích email—

Ban chỉ đạo phòng, chống dịch phường hướng dẫn công dân khai báo y tế đối với các trường hợp F0, F1 như sau:

Lưu ý:

  • Nếu F0 có kết quả tự test dương tính, quay video dài 7 phút quá trình xét nghiệm và gửi theo hướng dẫn tại link trên. Trường hợp không gửi Video tự test kèm theo, Trạm Y tế phường sẽ mời ông/bà đi test để khẳng định kết quả.
  • Thời hạn cách ly F0 là 07 ngày tính từ ngày có kết quả dương tính. Đến ngày thứ 07 Trạm Y tế phường sẽ mời xét nghiệm lại. Sau 07 ngày nếu kết quả xét nghiệm vẫn dương tính thì tiếp tục cách ly đủ 10 ngày nếu đã tiêm đủ liều vaccine và 14 ngày nếu chưa tiêm đủ liều vaccine.
  • Để nhận hướng dẫn chăm sóc sức khỏe, ông/bà kích vào link sau: https://drive.google.com/file/d/1cZDHGhSZXYkL19NSWVl3k8YcfXPvCuUO/view
  • Hướng dẫn tự test tại nhà: https://drive.google.com/file/d/1BtGJkUVKN8FNyn48QvARTeqO5zHMfoBb/view

Trân trọng!
—Hết trích—

P/s: Chúng ta không thiếu các lập trình viên giỏi, chúng ta không thiếu sự ủng hộ của các nhà lãnh đạo trong việc đổi mới hay ứng dụng Công nghệ để tối ưu, thay đổi cách thức làm việc, tạo ra giá trị mới, chúng ta cũng không thiếu kinh phí…chúng ta chỉ thiếu những NHÀ THIẾT KẾ TRẢI NGHIỆM LÀM VIỆC CHO CÁN BỘ Y TẾ.

Nguồn Vietnam Digital Health Network.

Ngày viết:
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.