Bệnh viện lý tưởng sẽ như thế nào?

Nếu trí tưởng tượng của bạn phong phú, hãy hình dung tương lai của các bệnh viện sẽ như thế nào? Máy móc lớn công nghệ cao, bác sĩ phân tích dữ liệu thu được từ thiết bị của bệnh nhân, màn hình LED chào khách bằng nhận dạng khuôn mặt, các cuộc khám bệnh nhân trực tuyến ảo và các hoạt động do robot vận hành … Trong bài viết về thiết kế bệnh viện trong tương lai – từ bên trong điểm chăm sóc (có thể đọc lại tại đây đã nhấn mạnh tầm quan trọng của thiết kế tốt cả bên trong và bên ngoài của điểm chăm sóc. Chúng ta hình dung các cơ sở này sẽ trở thành “trung tâm y tế cho bệnh nhân phòng bệnh, cho bệnh nhân cần chăm sóc cấp tính và cho bệnh nhân cần các thủ thuật phẫu thuật hoặc máy X quang lớn”.

Những suy nghĩ sau đây về bệnh viện lý tưởng nghe có vẻ không thực tế hoặc thậm chí là ngây thơ; tuy nhiên, mỗi điểm này đều đã được thực hiện tại một bệnh viện ở một nơi nào đó trên thế giới, chứng tỏ nó thực sự không phải chỉ là những suy nghĩ mộng mơ (vì không còn nàng ther mất rồi).

Sự cần thiết của tốc độ

Bà Kimberly Powell, Phó Chủ tịch NVIDIA đã nói về cách NVIDIA có thể xây dựng bệnh viện trong vài ngày. Bà cho biết thêm về cách NVIDIA hình dung các tổ chức này. “Các bệnh viện sẽ sử dụng camera AI để tự động sàng lọc nhiệt độ cơ thể tăng cao, sử dụng giải trình tự gen để dự đoán mức độ gây tử vong của virus hoặc tình trạng nghi ngờ đối với từng bệnh nhân, sử dụng AI trong hình ảnh y tế để phát hiện và dự đoán kết quả lâm sàng, kết hợp AI vào camera hàng ngày và micro để theo dõi và tương tác với bệnh nhân”.

Khi tìm hiểu một cách toàn diện và đầy đủ về các bệnh viện, chúng tôi quyết định cung cấp cho bạn cái nhìn sâu sắc về việc một bệnh viện vào năm 2030 sẽ (và thậm chí có thể) trông như thế nào. Như bạn sẽ thấy, nó sẽ không có một bước nhảy vọt giống như khoa học viễn tưởng; thay vào đó, đây là các bước tuần tự, hợp lý và rõ ràng, khiến cho trải nghiệm bệnh nhân tốt hơn, giảm chi phí chăm sóc sức khỏe và xử lý dữ liệu an toàn. Chúng tôi đã thấy một số yếu tố sau đây trong thực tế, nhưng không phải tất cả đều xảy ra trong một bệnh viện cụ thể ở thời điểm hiện tại. Chúng ta hãy cùng xem các yếu tố đó là như thế nào.

Bệnh viện lý tưởng là:

1. Không dùng giấy tờ

Đúng vậy, nó nên được bắt đầu từ đây. Dữ liệu bệnh nhân được lưu trữ trên giấy đã rất cũ kỹ như bản thân thuốc men vậy. Bây giờ là lúc để loại bỏ hoàn toàn giấy tờ. Không có chỗ cho giấy tờ và chữ viết tay trong một bệnh viện đang hoạt động tốt. (Vâng, đây cũng là dấu chấm hết cho những ghi chú không đọc được của các bác sĩ.) Loại bỏ các hồ sơ trên giấy là một công việc rất lớn – nhưng có thể làm được. Ví dụ: Bệnh viện Bedfordshire NHS Trust đã làm việc thành công với Xerox để đạt được mục tiêu này. Bệnh viện sử dụng hệ thống quản lý hồ sơ điện tử để xử lý hồ sơ bệnh nhân, số hóa hồ sơ giấy, qua đó cũng tăng cường bảo mật dữ liệu bệnh nhân (ở Việt Nam, chúng tôi cũng biết 1 số bệnh viện gần đạt được/đang hướng đến mục tiêu này).

Josh Chandler, phó giám đốc CNTT của Trust ví dụ: “Có một khu vực trong khu dịch vụ nhi khoa có để một hàng ghế dài”. “Hàng ghế này luôn đầy ắp các ghi chú về bệnh nhân đã được theo dõi tại các phòng khám ngày hôm đó. Tuy nhiên giờ đây hàng ghế này đã trống không vì tất cả dữ liệu đều có thể truy cập thông qua máy tính”. Các bước tiếp theo sẽ là nhập dữ liệu vào và quản lý dữ liệu từ xa an toàn. Điều này vẫn đang được tiến hành, đối với bệnh viện Bedfordshire, nhưng họ là một ví dụ tốt cho những tổ chức khác để tham khảo. (https://www.itpro.co.uk/business-strategy/digital-transformation/358958/how-nhs-bedfordshire-is-building-a-paperless)

2. Kết nối với nhà của bệnh nhân

Một bệnh viện lý tưởng cần hướng tới mục đích để bệnh nhân dành ít thời gian nhất có thể trong các bức tường của nó. Nơi điều trị phải là nhà của bệnh nhân; cũng như là nơi chẩn đoán và nơi phục hồi chức năng. Điều cần thiết để đạt được điều này trước hết là kết nối tốt. Nhân viên và dữ liệu phải được kết nối với bệnh viện và nhà của bệnh nhân. Nếu một bệnh viện có 5G với wi-fi ở các phòng ban, dữ liệu sẽ chạy nhanh hơn con người. Điều này sẽ cho phép ra quyết định nhanh hơn và sẵn sàng cho tương lai.
Một trong những bệnh viện hỗ trợ 5G đầu tiên trên thế giới là cơ sở chăm sóc sức khỏe của Bộ Cựu chiến binh ở Palo Alto, California, khai trương vào tháng 2 năm 2020. Khi ra mắt khái niệm này, bệnh viện cho biết “Các nhà cung cấp giải pháp hiện đang khai thác công nghệ thực tế ảo để điều trị bệnh nhân bị rối loạn căng thẳng sau chấn thương và thử nghiệm thiết bị khung xương ngoài để giúp các cựu chiến binh bị chấn thương tủy sống lấy lại khả năng vận động — cả hai đều có thể được cải thiện thông qua công nghệ mới chớm nở”. Nhóm nghiên cứu chủ yếu sử dụng năng lực và sự kết nối trong giáo dục y tế. (https://www.nextgov.com/emerging-tech/2020/02/veterans-affairs-launches-its-first-5g-enabled-hospital/162949/)
Hơn nữa, trong đại dịch, nhóm nghiên cứu cũng “nhận ra rằng hệ thống cũng mang lại cơ hội để đưa những người có ý định xa rời xã hội lại gần với nhau trong một môi trường ảo và cho phép họ tương tác tập thể”.

3. Sẽ được thiết kế với sự tham gia của bệnh nhân

Chúng ta đã nhắc đi nhắc lại nhiều lần điều này trong nhiều hoàn cảnh khác nhau: bệnh viện lý tưởng được thiết kế bởi bệnh nhân. Đây chính xác là những gì Giáo sư Stefaan Bergé đã làm. Ông đã thiết kế lại toàn bộ khoa của mình dựa trên cuốn sách “Hướng dẫn cho tương lai của ngành y”, bao gồm các đề xuất của bệnh nhân. Hóa ra bệnh nhân muốn những thứ đơn giản nhất như nhiều quyền riêng tư và nhiều thông tin hơn. Nhưng vì thiết kế bệnh viện ảnh hưởng trực tiếp đến cách bệnh nhân được chăm sóc và cuối cùng là cách họ chữa bệnh, thiết kế của các cơ sở này cũng nên thay đổi. Các không gian phải giúp bệnh nhân trải nghiệm tốt nhất có thể, nên có lòng nhân ái, và thậm chí phải giảm bớt căng thẳng cho bệnh nhân đến. Còn ai biết cách tạo ra một phòng bệnh lấy con người làm trung tâm hơn chính bệnh nhân?

4. Sẽ có những vị trí/không gian đặc biệt cho y tế từ xa

COVID-19 đã hoàn toàn thay đổi cách chúng ta nhìn nhận về việc chữa bệnh. Nó giúp chúng ta nhận ra có bao nhiêu công việc có thể được tiến hành từ xa, thường mang lại hiệu quả cao hơn nhiều. Y tế từ xa đã đến và chinh phục, và sẽ ở lại với chúng ta ngay cả khi đại dịch đã qua đi. Việc bệnh nhân thực sự không cần phải đến bệnh viện / phòng khám và bác sĩ không nhất thiết phải gặp họ trực tiếp làm giảm căng thẳng, lãng phí thời gian – nhưng hiệu quả của tư vấn vẫn còn, ít nhất là trong hầu hết các trường hợp. Theo dõi bệnh nhân từ xa hoạt động tốt, ví dụ như tại UCLA Health trong chương trình giám sát từ xa sau phẫu thuật của họ. Chương trình sức khỏe tim mạch từ xa (https://www.uclahealth.org/telehealth/remote-patient-monitoring) của họ dành cho những bệnh nhân phẫu thuật tim. Tại đó, bệnh nhân nhận được một bộ sản phẩm telehealth khi rời bệnh viện. Công nghệ telehealth này có thể gửi dữ liệu sức khỏe quan trọng qua internet cho nhân viên y tá của UCLA; nhưng bệnh nhân cũng có thể liên hệ với bác sĩ của họ bằng cách sử dụng máy tính bảng được cung cấp trong bộ sản phẩm.
Thiết kế bệnh viện cần tuân theo sự chuyển đổi này; và thậm chí cung cấp cho các bác sĩ không gian văn hóa từ xa chuyên dụng với thiết kế, thiết bị, kết nối, đèn phù hợp và bối cảnh bệnh viện có thể chấp nhận được cho việc quay video (hình ảnh). Khá giống một studio thu nhỏ trong bệnh viện. Điều quan trọng là phải có phòng bệnh thích hợp trong bệnh viện; cần có không gian phù hợp để chăm sóc y tế từ xa vì đó là tiêu chuẩn mới.

5. Có nơi để nhân viên y tế thư giãn

Sức khỏe của các nhân viên y tế cũng bị ảnh hưởng trong thời gian đại dịch – và ở các bệnh viện nói chung sức khỏe của nhân viên y tế đang bị sụt giảm. Các phòng sinh hoạt chung nên được bảo trì và trang bị tốt, không gian nghỉ ngơi nên được cung cấp cho nhân viên tuyến đầu ngay cả khi chưa bị đại dịch hoành hành. Áp lực đối với những người này cả về thể chất và tinh thần là rất lớn nên các bệnh viện cần tạo điều kiện để họ nạp năng lượng. Bệnh viện lý tưởng phải là một trung tâm chăm sóc sức khỏe cho cả bệnh nhân VÀ nhân viên y tế. Một ví dụ điển hình ở đây là Bệnh viện Mount Sinai ở New York. Tại đây David Putrino, Tiến sĩ, Đồng Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Khả năng và Giám đốc Đổi mới Phục hồi chức năng tại Hệ thống Y tế Mount Sinai, đã “chuyển đổi phòng thí nghiệm của mình thành phòng nạp năng lượng cho các nhân viên y tế tuyến đầu.” Cùng với nhóm của mình, anh ấy đã tạo ra “trải nghiệm đa giác quan có thể giảm căng thẳng chỉ trong 15 phút ” (có thể xem chi tiết tại đây: https://www.mountsinai.org/about/newsroom/podcasts/road-resilience/recharge-room).

6. Nên giải quyết vấn đề mệt mỏi với hệ thống báo động

Ngay cả các viện ngày nay cũng được trang bị công nghệ, và bệnh viện của tương lai thậm chí còn nhiều hơn thế. Tất cả các thiết bị này đều có hệ thống báo động/cảnh báo riêng. Do đó, những cán bộ y tế có thể trở nên nhạy cảm với các dấu hiệu báo động từ vô số thiết bị phát ra tiếng bíp bíp cả ngày trong môi trường lâm sàng. Có tới 187 lần cảnh báo trên mỗi giường bệnh/ ngày . 72% đến 99% trong số này là báo động sai; có thể hiểu được vì sao lại có sự mệt mỏi với hệ thống báo động này. Nhân viên y tế rất dễ có nguy cơ bỏ qua các cảnh báo quan trọng, thậm chí có thể gây tử vong. Trí tuệ nhân tạo (AI) có thể là một giải pháp cho vấn đề này: các nhà nghiên cứu đã phát triển một giải pháp AI để giúp những người chăm sóc đối phó với tình trạng quá tải về thính giác.

Trong bài báo “Mô tả Bệnh viện lý tưởng của tương lai (https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC402202/) được xuất bản từ cách đây gần 1 thế kỷ – vào năm 1932, các tác giả cho rằng không cần thay đổi một cách triệt để/toàn diện các hoạt động của bệnh viện. Điều này có lẽ đúng vào thời điểm đó. Tuy nhiên câu chuyện đã hoàn toàn khác ở thời điểm hiện tại. Với việc sử dụng ngày càng nhiều công nghệ số hóa, trí tuệ nhân tạo, các công nghệ khác, cũng như sự phát triển mạnh mẽ của việc trao quyền cho bệnh nhân, nhu cầu và cách thức tương tác đối với các bệnh viện của chúng ta đang thay đổi nhanh chóng và mạnh mẽ!
Lược dịch từ Medical Futurish.

Nguồn Vietnam Digital Health Network.

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.