Data-Driven Content – hướng đi mới giúp tăng vọt hiệu suất chuyển đổi trong SEO

Tạo nội dung tốt là chưa đủ – bạn cần nội dung mà khán giả của bạn muốn. Bài viết sau sẽ chia cách tạo và phát triển một nội dung cực chất lượng theo Data-Driven Content mà người làm SEO nên biết.

Data-driven Content là gì?

Nếu là người làm SEO, hẳn bạn đã nghe rất nhiều câu “Content Is King”. Để đạt được nội dung xuất sắc, các nhà sáng tạo nội dung đã xác định các từ khóa, lồng ghép, và đưa chúng vào bài viết phù hợp. Tuy nhiên, ngày nay, nội dung thành công khác biệt và phức tạp hơn so với trước đây. Để có một nội dung thành công, phải bắt đầu với một kế hoạch được hỗ trợ bởi các con số, và có nghiên cứu dữ liệu đầy đủ. Nói một cách dễ hiểu, cần phát triển nội dung bằng cách tiếp cận nhờ vào việc xây dựng thông tin người dùng. Điều này có thể bao gồm thông tin như nhân khẩu học, câu trả lời khảo sát, sở thích của người tiêu dùng, v.v.

“Data-driven Content” tạm dịch là nội dung theo hướng dữ liệu là hướng đi mới mẻ trong Marketing. Người sáng tạo nội dung sẽ dùng các bảng thống kê dữ liệu để đưa ra định hướng phù hợp. Trái ngược với việc viết content theo kiểu trực giác hoặc kinh nghiệm cá nhân, nhờ vào thông tin dữ liệu, người làm SEO có thể có bằng chứng thực nghiệm thực tế chứ không phải suy đoán, từ đó xây dựng nội dung chất lượng hơn.

Việc xây dựng nội dung kiểu “Data-driven Content” cực kỳ quan trọng, nó giúp tiết kiệm thời gian, công sức và tiền bạc của mình, hay nói cách khác đánh trúng trọng tâm.

Data-driven Content là gì?
Data-driven Content là gì?

Vì sao Data-driven Content quan trọng?

Như chúng tôi đã khẳng định, Data-driven Content cực quan trọng. Nguyên nhân bởi không phải nhà đầu tư nào cũng có nguồn lực dồi dào để đầu tư, bao trùm hết các chủ đề, hướng nội dung đến tất cả người dùng. Với những người sáng tạo nội dung có nguồn lực hữu hạn, chắc chắn rằng không muốn lãng phí tiền của cho những đối tượng không phù hợp và không có khả năng chuyển đổi. Chiến lược nội dung theo hướng dữ liệu cho phép người làm SEO điều chỉnh các chiến dịch tiếp thị của mình để tạo ROI (Return on Investment tạm dịch là là tỷ suất hoàn vốn, tỉ lệ thu hồi vốn đầu tư) tốt nhất.

Đối với mục đích của các chuyên gia về công cụ tìm kiếm và PPC (viết tắt của Pay-Per-Click – nhà quảng cáo trả tiền cho mỗi lần nhấp chuột (Click)) thì Data-driven Content có thể cực hữu hiệu cho việc quyết định nên chọn từ khóa nào, đảm bảo nhà quảng cáo đang nhắm mục tiêu đúng đối tượng.

Data-driven Content nghe có vẻ cực đơn giản. Tất cả những gì cần làm là có một công cụ nghiên cứu nội dung và tìm kiếm thông tin, đích đến phù hợp. Tuy nhiên, Data-driven Content không chỉ đơn giản như thế. Trong hướng dẫn ngay sau đây, chúng tôi sẽ từng bước hướng dẫn để người sáng tạo nội dung phát triển, triển khai và tối ưu hóa chiến lược nội dung theo hướng dữ liệu chuẩn chỉn nhất.

Đặt mục tiêu cho nội dung

Điều đầu tiên bạn cần quyết định là mục đích viết content là gì. Đương nhiên có rất ít sản phẩm hoặc nội dung hài lòng với nhu cầu của tất cả mọi người, vì vậy người sáng tạo nội dung cần phải có đích đến cho content, tức phải biết mình đang cố gắng đạt được điều gì.

Nội dung bạn viết có thể để tăng lượng truy cập cho trang website, để bán được hàng, để có được nhiều khách hàng tiềm năng, để người đọc nhận diện thương hiệu… Trả lời cho câu hỏi này, bạn đã đi được một bước trong chặng đường chinh phục content hoàn hảo.

Xác định mục tiêu của nội dung sẽ giúp xác định các kênh phù hợp nhất để đáp ứng các mục tiêu đó. Sau khi thực hiện xong hai việc này, bạn có thể thiết lập các chỉ số hiệu suất chính (KPI) của mình.

Mọi thứ thêm vào trang web hoặc chiến dịch của mình phải phục vụ một mục đích. Nếu bạn đang mơ hồ với mục đích, chưa xác định rõ mục tiêu thì chắc chắn khách hàng cũng sẽ cảm thấy điều mông lung này và không có lý do ở lại trang website của bạn.

Vì sao Data-driven Content quan trọng?
Vì sao Data-driven Content quan trọng?

Xác định đối tượng mục tiêu của bạn

Sau khi xác định mục tiêu nội dung, bạn đã biết mình đang cố gắng đạt được điều gì, điều cần làm là xác định đối tượng mục tiêu là ai. Kết hợp thông qua dữ liệu nhân khẩu học và thông tin khác mà bạn có quyền truy cập từ Data-driven, người viết hoàn toàn có thể xác định được các điểm tương đồng trên  các khách hàng mục tiêu.

Mục tiêu hướng đến của rất nhiều doanh nghiệp đó chính là hiểu được tính cách, thói quen của khách hàng. Khi tra cứu dữ liệu Data-driven, hãy tưởng tượng mình đang gặp mặt và trò chuyện trực tiếp cùng khách hàng, bạn phải hiểu được khách hàng ở phân khúc nào, họ đang tìm kiếm gì ở trang website của bạn.

Ví dụ: Trang website Trungtamthuoc.com là trang website về sức khỏe. Khi viết một bài sản phẩm Formula For Men, hãy đặt mình vào vị trí người đọc và trả lời các câu hỏi:

  • Họ là chuyên gia hay là bệnh nhân đang tìm kiếm thông tin
  • Loại ngôn ngữ nào phù hợp với họ?
  • Trình độ học vấn cao nhất của họ là gì?
  • Họ muốn từ ngữ và cách trình bày kiểu chuyên môn sâu hay muốn giọng văn gần gũi dễ hiểu ?
  • Tại sao họ lại có trên trang web của bạn?
  • Họ hy vọng sẽ đạt được điều gì sau khi đọc nội dung?…
Hãy đặt mình vào vị trí người đọc
Hãy đặt mình vào vị trí người đọc

Hãy sáng tạo tùy thích, và nhớ rằng nội dung bạn viết không phải là cuốn tiểu thuyết dàn trải. Hãy tạo cá tính riêng, nét độc đáo trong lối hành văn dựa trên mục tiêu điển hình của mình. Nhưng cũng lưu ý hãy giữ nét cá tính trong câu văn phù hợp với đối tượng mục tiêu.

Xem lại nội dung của đối thủ cạnh tranh và tra cứu lại những gì họ đang triển khai

Để không bị bỏ lại trong cuộc đua SEO giữa trang web, bây giờ chính là thời điểm thích hợp nhất để xem lại đối thủ đang triển khai những gì. Rất có thể, mục tiêu trang web đối thủ cũng đang nhắm trúng vào chiến dịch của bạn, do đó hãy để tâm đến đối thủ xem họ đang làm gì.

Ví dụ: nếu trang website của đối thủ đang viết blog, hãy lướt xem một vòng và tổng kết chủ đề blog nào đang nhận được kết quả tốt nhất?

Bên cạnh đó, hãy tìm kiếm xu hướng trong ngành. Có chủ đề gì đang hot? Có vấn đề gì đang nóng hổi nhất?

Hãy tìm hiểu xem trang web đang cạnh tranh với ai, làm sao để có thứ hạng cao trong SEO, để thu hút người dùng nhấp chuột. Điều này không chỉ để so sánh hiệu quả so với trang web khác, mà còn để có được ý tưởng cho nội dung của riêng mình.

Nếu có những người có tầm ảnh hưởng đến thị trường của bạn, đây cũng là thời điểm tốt để kiểm tra và xem họ đang quan tâm điều gì.

Tiến hành nghiên cứu từ khóa

Khi bạn đã xác định được nội dung của mình nên là gì, đã đến lúc thực hiện công việc quan trọng của SEO đó là: nghiên cứu từ khóa.

Nên sử dụng một công cụ như Google Analytics , Semrush hoặc các công dụ dành riêng cho nền tảng xã hội như Thông tin chi tiết về tìm kiếm của YouTube… để nghiên cứu từ khóa. Việc sử dụng các từ khóa trong nội dung sẽ chứng tỏ với người đọc rằng bạn đang hiểu người đọc muốn gì.

Tạo nội dung phù hợp đáp ứng được mục tiêu

Hãy nhớ lại bước đầu tiên để tạo một kế hoạch nội dung theo hướng dữ liệu – Data-driven Content là xác định mục tiêu. Bây giờ là lúc tạo nội dung đáp ứng được mục tiêu này. Nội dung có thể là dạng video, bài đăng trên blog, đồ họa thông tin, nghiên cứu khoa học…

Nếu bạn không có kinh nghiệm hoặc không chắc chắn khi thực hiện các nội dung này, hãy nhờ đến sự giúp đỡ của chuyên gia trong lĩnh vực đang viết để lấy thông tin. Nếu muốn quay dựng video thì liên hệ với người youtuber hoặc người chuyên về mảng video để hợp tác làm video.

Nếu vẫn không tự tin vào khả năng viết lách hoặc không đủ khả năng để thuê một người nào đó, đừng lo lắng, hãy đọc các lời khuyên dưới đây.

Sử dụng Analytics để đo lường kết quả
Sử dụng Analytics để đo lường kết quả

Quảng bá nội dung trên các kênh phù hợp

Khi tạo được nội dung hài lòng, bây giờ là lúc để chia sẻ cho nhiều người biết đến. Nhưng làm thế nào để bạn làm điều đó? Chỉ đăng nó trên blog công ty của bạn và đợi Google lập chỉ mục chăng? Câu trả lời là chưa đủ. Hãy quảng bá nội dung này trên các kênh phù hợp.

Điều đầu tiên bạn nghĩ đến là các nền tảng mạng xã hội như Facebook, LinkedIn, Youtube…. hoặc đăng lên các trang web tổng hợp khác? Điều này đúng nhưng chưa đủ. Hãy quan tâm đến xu hướng, thói quen, độ tuổi của khách hàng mình đang hướng đến.

  • Họ có phải là người dùng mạng xã hội thường xuyên không?
  • Họ có ám ảnh các diễn đàn dành riêng cho ngành không?
  • Bạn có kết nối với họ qua các nền tảng này hoặc các ứng dụng nhắn tin tức thời khác không?

Trong hầu hết các trường hợp, nếu bạn không chắc liệu mục tiêu của mình có sử dụng nền tảng hay không, bạn cứ tiếp tục và đăng. Nhưng nếu biết được khách hàng mục tiêu thường xuyên sử dụng mạng xã hội nào, hãy tập trung vào mạng xã hội đó.

Ví dụ: Việt Nam có tỷ lệ người dùng facebook rất cao, do đó các bài đăng ở bất cứ chủ đề nào hoàn toàn có thể đăng trên mạng xã hôi này. Có một số mạng xã hội không phổ biến lắm như Reddit, có thể đăng không có hại gì nhưng không cần quá tập trung nguồn lực vào đây.

Đây cũng là thời điểm để bắt đầu cho nội dung của bạn có cơ hội xuất hiện trên một trang web khác. Nếu nội dung theo hướng dữ liệu được xây dựng dựa trên các nguyên tắc vững chắc thì chắc chắn sẽ nhận được lượng tương tác, đồng nghĩa với việc nội dung của bạn sáng tạo có thể là nguồn, dẫn chứng cho các trang website khác.

Sử dụng Analytics để đo lường kết quả

Sau khi nội dung của bạn xuất hiện trực tuyến, bạn có thể bắt đầu đo lường ROI của mình để xem bạn đã làm tốt những gì, bạn bỏ sót điểm nào và điều gì có thể được tối ưu hóa để hoạt động tốt hơn.

Nếu mục tiêu của bạn là tăng doanh số bán hàng hoặc chuyển đổi, bạn nên có dữ liệu hỗ trợ hiệu suất. Tương tự như vậy, nếu bạn muốn cải thiện lưu lượng truy cập vào trang web của mình, bạn nên có số liệu phân tích để theo dõi điều đó. Những thứ như khả năng hiển thị thương hiệu có thể phức tạp hơn một chút.

Có thể tìm thấy dữ liệu theo dõi hiệu suất trong Google Analytics.

Lời khuyên về Data-driven Content

Dữ liệu là công cụ cực hữu ích cho doanh nghiệp. Nó cho bạn biết chính xác việc cần làm hiệu quả, việc gì không nên làm. Và một chiến lược nội dung theo hướng dữ liệu Data-driven Content là yếu tố quan trọng để thành công trong môi trường kinh doanh và SEO siêu cạnh tranh ngày nay.

Hãy sử dụng các công cụ có sẵn để thu thập dữ liệu và áp dụng với lĩnh vực mà bạn đang hướng đến. Người sáng tạo nội dung nên học cách xác định những con số sử dụng chúng để sáng tạo nội dung không chỉ thu hút lượt xem mà còn được chia sẻ và đạt được mục tiêu của bạn.

Tài liệu tham khảo

  1. Tác giả Kristi Hines (Ngày đăng 14 tháng 7 năm 2022). 7 Data-Driven Content Strategy Tips For Improving Conversions, Search Engine Journal. Truy cập ngày 8 tháng 10 năm 2022
Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.