LÀM THẾ NÀO ĐỂ CUNG CẤP DỊCH VỤ Y TẾ TỪ XA CHO NGƯỜI CAO TUỔI HIỆU QUẢ?

Với cách tiếp cận hiện tại, vô tình nhiều giải pháp Y tế số ở Việt Nam lại làm tăng thêm “khoảng cách số – digital divide”. Một lượng lớn người dùng ở nông thôn, người cao tuổi, nhóm yếu thế chưa được quan tâm đúng mức trong việc tìm hiểu cách họ tương tác, sử dụng các dịch vụ y tế số. Trong bài viết của hiệp hội người cao tuổi Hoa Kỳ, chúng ta sẽ tìm hiểu 1 số cách thức vượt qua các rào cản tiếp cận để cung cấp dịch vụ y tế từ xa hiệu quả cho nhóm đối tượng này.

Y tế từ xa (telehealth) cho phép bệnh nhân sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe một cách thuận tiện và dễ dàng hơn so với việc phải đến các cơ sở cung cấp dịch vụ y tế trong suốt cuộc đời của họ. Một quan niệm sai lầm phổ biến là người cao tuổi không quan tâm đến việc sử dụng công nghệ hoặc không thể sử dụng các nền tảng công nghệ. Các nghiên cứu gần đây cho thấy: trên thực tế, hầu hết người cao tuổi (7 trong 10) sở hữu và sử dụng máy tính, điện thoại thông minh hoặc máy tính bảng có kết nối Internet tại nhà. Tuy nhiên, khi nói đến việc sử dụng dịch vụ y tế từ xa thì người cao tuổi có khả năng tiếp cận hạn chế (ví dụ: chỉ 11% cảm thấy thoải mái khi sử dụng telehealth).

Ngoài các khó khăn gặp phải khi thanh toán với bảo hiểm y tế, các rào cản đối với telehealth ở người lớn tuổi bao gồm nhận thức sai về sự quan tâm của nhà cung cấp dịch, thiếu đào tạo / định hướng về telehealth ở người cao tuổi và các nền tảng telehealth không đáp ứng nhu cầu của người cao tuổi.

Dưới đây là một số điểm cần chú ý cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe từ xa cho người cao tuổi.

1. Thay đổi cảm giác và vận động

• Hầu hết người cao tuổi trải qua những thay đổi liên quan đến vấn đề tuổi tác như thị lực, thính giác, xúc giác, nhận thức, khả năng vận động và thăng bằng. Nhiều người gặp các vấn đề này bắt đầu từ khoảng 40 tuổi trở lên.

• Người cao tuổi có thể gặp khó khăn trong cảm nhận ánh sáng, nhạy cảm với ánh sáng chói, giảm thị lực và suy giảm sự chú ý vào các đồ vật xung quanh.

• Việc phân biệt âm thanh, tiếng ồn xung quanh trở nên khó khăn hơn khi chúng ta già đi và các âm thanh ở cường độ thấp càng bị khó nghe.

• Một số người cao tuổi có nhiều nguy cơ mắc chứng ù tai, có thể khiến một số âm thanh khó phân biệt.

• Ngoài ra còn có những thay đổi đối với về trương lực cơ làm cho cơ cứng hơn và kém linh hoạt hơn.

2. Thay đổi nhận thức

• Hầu hết người cao tuổi trải qua một số thay đổi về nhận thức như là kết quả tất yếu của quá trình lão hóa bình thường, chẳng hạn như tốc độ xử lý chậm lại, khó xử lý nhiều công việc cùng 1 lúc (đa nhiệm) và suy giảm dần về trí nhớ theo từng giai đoạn, thường không ảnh hưởng đến hoạt động hàng ngày. Tuy nhiên, các khả năng nhận thức, bao gồm trí nhớ ngữ nghĩa, lý luận, giải quyết vấn đề và chức năng điều hành được duy trì tốt cho đến cuối đời. Những thay đổi về nhận thức xảy ra với quá trình lão hóa không nên là rào cản cho việc sử dụng dịch vụ y tế từ xa của người cao tuổi.

• Ngay cả những người trưởng thành gặp các tình trạng như suy giảm nhận thức nhẹ (MCI) cũng có thể học thành công các kỹ năng mới, đặc biệt nếu họ sử dụng các cách hỗ trợ như ghi chú hoặc sử dụng các lời nhắc. Điều này có thể bao gồm việc nhắc nhở về thời gian cuộc hẹn telehealth trong lịch của họ và sử dụng một loạt các ghi chú về cách khởi động máy tính hoặc máy tính bảng của họ và khởi chạy ứng dụng telehealth.

• Có một số người cao tuổi bị suy giảm nhận thức quá nặng để có thể sử dụng telehealth thành công (ví dụ, trong trường hợp mất trí nhớ nghiêm trọng). Tuy nhiên, một số người cao tuổi bị sa sút trí tuệ dạng nhẹ có thể sử dụng telehealth hiệu quả với một số hỗ trợ. Ví dụ: họ có thể cần sự hỗ trợ của một thành viên trong gia đình để thiết lập tài khoản telehealth hoặc để bắt đầu kết nối đến 1 phiên telehealth.

3. Chiến lược cung cấp các hỗ trợ công nghệ

• Đừng cho rằng người cao tuổi không quan tâm đến y tế từ xa.

• Cũng giống như cách bạn làm với tất cả bệnh nhân, hãy gặp những người cao tuổi ở nơi họ đang ở và chia sẻ về những ưu và nhược điểm của telehealth. Cung cấp lời giải thích rõ ràng về những gì sẽ xảy ra và cho họ biết rằng hầu hết mọi người đều trải qua một vài “khó khăn” khi sử dụng công nghệ mới nhưng họ hoàn toàn có khả năng sử dụng thành thạo.

• Cung cấp các hỗ trợ công nghệ đòi hỏi phải lặp đi lặp lại trong quá trình điều trị nhưng tránh gây ra bất kỳ sự chậm trễ nào vào ngày hẹn khám, vì vậy hãy lên kế hoạch cung cấp thêm hướng dẫn và hỗ trợ kỹ thuật cho người cao tuổi. Mặc dù các nền tảng telehealth có thể không trực quan đối với người cao tuổi, nhưng nhiều người có thể sử dụng chúng thành công. Liên hệ với người cao tuổi hơn qua điện thoại trước cuộc hẹn khám để cung cấp hướng dẫn bằng lời nói, cách thao tác với nền tảng telehealth, và đảm bảo người cao tuổi hiểu và cảm thấy thoải mái với công nghệ này. Nhân viên chăm sóc khách hàng/hỗ trợ có thể thực hiện bước này. Các lợi ích khác bao gồm tăng khả năng tiếp cận chăm sóc của người cao tuổi và thúc đẩy việc điều trị liên tục khi việc tiếp cận các cơ sở y tế bị gián đoạn do dịch bệnh hoặc khoảng cách.

• Trước cuộc hẹn khám, cung cấp cho người cao tuổi hướng dẫn bằng văn bản để sử dụng telehealth (bạn có thể thấy điều này có lợi không chỉ cho người cao tuổi mà còn cho tất cả bệnh nhân của mình). Tài liệu hướng dẫn cần ngắn gọn, cỡ chữ lớn hơn và bao gồm ảnh chụp màn hình của từng bước của quy trình có thể đặc biệt hữu ích.

• Người cao tuổi sử dụng công nghệ telehealth sẽ được hưởng lợi từ các giao diện trực quan (ví dụ: tăng độ chiếu sáng của màn hình / màn hình sử dụng bề mặt mờ thay vì bề mặt bóng để giảm độ chói).

• Các điều chỉnh về âm thanh cũng có thể giúp ích cho trải nghiệm người cao tuổi (ví dụ: điều chỉnh âm lượng, cho phép hiển thị phụ đề, …).

• Bạn có thể cung cấp các hướng dẫn này trong tài liệu hướng dẫn cho người cao tuổi hoặc hướng dẫn trực tiếp bằng lời nói khi bắt đầu cuộc hẹn khám bệnh.

• Khi sử dụng các cuộc gọi video, việc sử dụng hình nền trung tính, không gây mất tập trung sẽ đảm bảo người lớn tuổi gặp khó khăn về thị giác có thể tập trung vào bạn tốt hơn chứ không phải các gây mất tập trung. Tương tự như vậy, hạn chế tiếng ồn ở khi giao tiếp làm giảm nhiễu thính giác cho người cao tuổi.

• Để hạn chế đau mỏi do cứng cơ khi ngồi lâu, hãy hỏi bệnh nhân của bạn xem họ có cần thiết bị hỗ trợ trong buổi điều trị không (ví dụ: cho phép thời gian để thư giãn, mời người cao tuổi sử dụng các vật dụng tiện nghi của họ như đệm sưởi, ghế thoải mái, v.v.)

• Cung cấp bản tóm tắt cuối buổi khám về các mục tiêu, bài đọc và bài tập cần hoàn thành giữa các buổi khám từ xa có thể có lợi cho tất cả bệnh nhân nhưng đặc biệt có giá trị đối với người cao tuổi.

4. Các chiến lược thiết lập mối quan hệ

• Thẳng thắn thừa nhận rằng các buổi khám từ xa có thể gây ra khó khăn với người cao tuổi. Nhưng nhấn mạnh rằng dần dần mọi người sẽ cảm thấy thoải mái và quen thuộc hơn với hình thức này.

• Cố gắng nhìn thẳng vào camera càng nhiều càng tốt như là việc giao tiếp bằng ánh mắt.

• Sử dụng các kỹ thuật làm rõ thông tin và phản ánh để tránh thông tin sai và hiểu sai cảm xúc của người cao tuổi. Làm rõ ngôn ngữ cơ thể không rõ ràng bằng lời nói với sự thừa nhận rằng khoảng cách có thể khiến việc giao tiếp trở nên khó khăn hơn (ví dụ: “Tôi muốn đảm bảo rằng tôi hiểu cảm giác của bạn. Gặp gỡ qua video có thể khiến điều đó trở nên khó khăn hơn vì tôi không thể nhìn thấy bạn hoàn toàn. Bạn có vẻ thất vọng — đó có phải là cảm giác của bạn không?”).

Việc thực hiện các biện pháp này có thể làm tăng khả năng người cao tuổi tham gia và hưởng lợi từ y tế từ xa thành công.

Nguồn Vietnam Digital Health Network.

Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.