Tại sao Brand Awareness được xem là mảnh ghép quan trọng thứ 5 trong SEO

Tối ưu hóa công cụ tìm kiếm (viết tắt là SEO) là một phương pháp giúp tăng lưu lượng truy cập không phải trả tiền của trang web thông qua các công cụ tìm kiếm. Nó bao gồm các kỹ thuật trong bốn lĩnh vực chính: Keyword And Content, SEO kỹ thuật, SEO tại chỗ (on-site SEO) và SEO ngoài trang (off-site SEO). Bốn lĩnh vực này thường được coi là bốn nền tảng chủ đạo của SEO. Chúng kết hợp, tác động qua lại để giúp một trang web xếp hạng tốt trên các công cụ tìm kiếm. Tuy nhiên, ngay cả khi doanh nghiệp đã tối ưu 4 trụ cột này, chiến dịch SEO vẫn chưa được hoàn chỉnh nếu nó bỏ qua Brand Awareness (nhận thức về thương hiệu). Trong bài viết này, hãy tìm hiểu lý do tại sao các SEOer nên coi nhận thức về thương hiệu là đóng vai trò cực quan trọng và được xem như là trụ cột thứ năm của SEO.

Tại sao Brand Awareness được xem là nền tảng thứ 5 trong SEO
Tại sao Brand Awareness được xem là nền tảng thứ 5 trong SEO

Bốn nền tảng đầu tiên của SEO

Trước khi xem xét nền tảng thứ năm, hãy xem lại bốn nền tảng đầu tiên của SEO:

Keyword And Content (Từ khoá và Nội dung)

Quy tắc nội dung – và từ khóa là nền tảng của tìm kiếm. Một phần nội dung xuất sắc được tối ưu hóa từ khóa là nền tảng chủ chốt của chiến lược SEO.

Kỹ thuật SEO

Nội dung tuyệt vời là không đủ nếu trang web lưu trữ không có nền tảng kỹ thuật tốt. Kỹ thuật SEO bao gồm các lĩnh vực như khả năng lập chỉ mục và hiệu suất của trang web. Kỹ thuật tốt sẽ đảm bảo một trang web tải dữ liệu cực nhanh chóng và các công cụ tìm kiếm có thể dễ dàng thu thập thông tin nội dung nhanh nhất. Đáng chú ý, Google đã phát triển một bộ số liệu được gọi là Core Web Vitals để đo lường hiệu suất kỹ thuật và khả năng sử dụng của một trang web.

On-Site SEO

On-Site SEO giúp các công cụ tìm kiếm hiểu nội dung của trang bằng cách tạo cấu trúc trang web tốt hơn. On-Site SEO bao gồm các việc cần làm như tối ưu hệ thống phân cấp điều hướng trang web, đánh dấu lược đồ, tiêu đề trang, mô tả meta, heading và văn bản thay thế hình ảnh. Đây là các công cụ để tạo trang web và cấu trúc trang dễ hiểu cho trình thu thập thông tin của công cụ tìm kiếm.

Off-Site SEO

Có nội dung hữu ích và trang web cực chuẩn SEO chỉ là bước khởi đầu. Một trang web không thể xếp hạng tốt trên các công cụ tìm kiếm nếu nó thiếu Authority-thẩm quyền và không tạo được “trust”- độ tin cậy trong domain. Ngay từ đầu, Google sử dụng số lượng và chất lượng của các backlinks như một chỉ số để đánh giá thẩm quyền của một trang web.

Tuy nhiên, điều các SEOer cần lưu ý là ngay cả khi bốn nền tảng này cùng được sử dụng triệt để, trang web được tối ưu hóa cho tìm kiếm hết cỡ, chúng chỉ có thể giúp thúc đẩy một phần website’s search traffic, và chúng tôi sẽ gọi đó là non-branded searches (tạm dịch là lưu lượng đến từ các tìm kiếm không có thương hiệu).

Vậy Non-Branded và Branded Searches là gì? Chúng khác nhau như thế nào, hãy cùng tìm câu trả lời ngay dưới đây.

Non-Branded và Branded Searches là gì?
Non-Branded và Branded Searches là gì?

Non-Branded và Branded Searches

Branded Queries – Truy vấn được gắn thương hiệu

Branded Queries tạm dịch sang tiếng Việt là Truy vấn được gắn thương hiệu. Các truy vấn này chứa các tên có thương hiệu trong các cụm từ tìm kiếm.

Ví dụ: Với tập đoàn Apple Inc., cụm từ tìm kiếm “apple” là một cụm từ có thương hiệu. Khi tìm kiếm cụm từ này, Google đủ thông minh để biết rằng bạn đang tìm kiếm sản phẩm của công ty này, thay vì kết quả trả về Apple Inc. làcông ty do Steve Jobs và Steve Wozniak thành lập. Hơn nữa, các cụm từ như “iPhone”, “iPad” và “MacBook” cũng là các truy vấn được gắn thương hiệu.

Tìm kiếm thương hiệu được thực hiện bởi những người đang tìm kiếm thông tin, đặc biệt là về thương hiệu hoặc sản phẩm của công ty đó.

Ví dụ về truy vấn có gắn thương hiệu
Ví dụ về truy vấn có gắn thương hiệu

Non-Branded Queries – Truy vấn không có thương hiệu

Mặt khác, các Non-Branded Queries – truy vấn không có thương hiệu không chứa bất kỳ tên được gắn thương hiệu nào trong các cụm từ tìm kiếm.

Ví dụ: “máy tính xách tay”, “smartphone” và “máy tính bảng” là các thuật ngữ không có thương hiệu liên quan đến các sản phẩm của hãng Apple này.

Non-Branded Queries - Truy vấn không có thương hiệu
Non-Branded Queries – Truy vấn không có thương hiệu

Các tìm kiếm không có thương hiệu là từ những người có thể không biết về thương hiệu hoặc sản phẩm của thương hiệu đó, tuy nhiên những khách hàng này lại đang tìm kiếm thông tin về loại sản phẩm mà thương hiệu này cung cấp.

Với suy nghĩ này, đối với một thương hiệu mạnh như Apple, chúng ta hoàn toàn có thể suy đoán rằng lưu lượng tìm kiếm của họ phần lớn là từ các tìm kiếm có thương hiệu. Và thực tế chính xác là như vậy. Theo Semrush, hơn một nửa lưu lượng tìm kiếm đến trang web của Apple đến từ các tìm kiếm có thương hiệu.

Tại sao Branded Search lại cực quan trọng

Lưu lượng truy cập tìm kiếm có thương hiệu không chỉ phản ánh mức độ quan tâm của một thương hiệu cụ thể mà giúp quy trình thương mại hóa tăng tỷ lệ chuyển đổi cao hơn. Nói chung, lưu lượng truy cập tìm kiếm không có thương hiệu cung cấp nguồn cấp dữ liệu cho phần trên của kênh tiếp thị và lưu lượng truy cập tìm kiếm có thương hiệu cấp nguồn cấp dữ liệu cho phần dưới của kênh.

Một thương hiệu cần phát triển cả hai loại lưu lượng truy cập để duy trì hoạt động kinh doanh phát triển và lành mạnh.

Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp không có mức độ nhận diện thương hiệu cực lớn như của Apple. Vậy các marketers có thể làm gì để thúc đẩy lưu lượng truy cập tìm kiếm có thương hiệu đến một trang web?

Yếu tố ảnh hưởng đến kết quả tìm kiếm không gồm thương hiệu và gồm thương hiệu

Như được minh họa bằng công thức bên dưới, traffic được thúc đẩy bởi hai yếu tố: keyword search volume (khối lượng tìm kiếm từ khóa) và tỷ lệ nhấp (CTR) trên trang kết quả của công cụ tìm kiếm (SERP).

Một trang web có lượng tìm kiếm từ khóa tổng hợp và tỷ lệ nhấp cao sẽ có lưu lượng tìm kiếm cao. Do đó ta có công thức:

  • Lưu lượng tìm kiếm = Khối lượng tìm kiếm từ khóa * Tỷ lệ nhấp

Xếp hạng từ khóa là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tỷ lệ nhấp. Từ khóa xếp hạng càng cao, tỷ lệ nhấp càng cao. Theo một bài xếp hạng tại Advanced Web Ranking cho biết, từ khóa xếp ở vị trí số 1 trên Google có thể có CTR lên đến 38% . CTR giảm xuống khoảng 5% ở vị trí số 5 và giữ nguyên khoảng 1% hoặc thấp hơn sau vị trí số 10.

Vậy 4 nền tảng của SEO đóng góp như thế nào vào traffic của trang web? Câu trả lời là giúp web tăng lưu lượng tìm kiếm theo hai cách:

  • Tối đa hóa khối lượng tìm kiếm từ khóa tổng hợp thông qua nghiên cứu và nhắm mục tiêu từ khóa.
  • Cải thiện xếp hạng từ khóa để đạt được tỷ lệ nhấp SERP cao hơn thông qua nội dung có giá trị và được tối ưu hóa từ khóa, kỹ thuật SEO và tối ưu hóa tại chỗ và ngoài trang web.

Tuy nhiên, vấn đề là các kỹ thuật SEO này chỉ hoạt động trên hầu hết các tìm kiếm không có thương hiệu. Chúng có tác dụng hạn chế đối với tìm kiếm có thương hiệu, bởi vì tìm kiếm được gắn thương hiệu và tìm kiếm không có thương hiệu có các yếu tố tác động đến kết quả tìm kiếm khác nhau.

Cách tăng nhận thức về thương hiệu và tìm kiếm có thương hiệu
Cách tăng nhận thức về thương hiệu và tìm kiếm có thương hiệu

Non-Branded Traffic Driver

Với non-branded search, một trang web có thể thu thập số lượng từ khóa gần như không giới hạn và khối lượng tìm kiếm tổng hợp. Đòn bẩy chính của lưu lượng truy cập tìm kiếm không có thương hiệu là cải thiện xếp hạng của các từ khóa mục tiêu để đạt được tỷ lệ nhấp cao hơn và chiếm được thị phần lớn hơn.

Branded Traffic Driver

Đối với Branded Traffic Driver, giả sử trang web đã được xếp hạng số 1 cho tên thương hiệu của bạn (nếu không, bạn cần khắc phục vấn đề này trước), xếp hạng từ khóa và xếp hạng khác không phải là một vấn đề quá lớn. Là chủ sở hữu thương hiệu, trang web của bạn luôn có lợi thế trên Google cho các từ khóa mang thương hiệu của mình. Đòn bẩy chính của lưu lượng truy cập tìm kiếm có thương hiệu chỉ đơn giản là tăng khối lượng tìm kiếm từ khóa được gắn thương hiệu của doanh nghiệp.

Lúc này, bốn nền tảng đầu tiên của SEO không ảnh hưởng nhiều đến việc thu hút nhiều người hơn tìm kiếm thương hiệu hoặc sản phẩm.

Cách tăng nhận thức về thương hiệu và tìm kiếm có thương hiệu

Nói tóm lại, lưu lượng truy cập tìm kiếm có thương hiệu là kết quả từ nhận thức và sự quan tâm của thương hiệu. Đương nhiên, mọi người sẽ không tìm kiếm thương hiệu của bạn nếu họ không biết hoặc không quan tâm đến thương hiệu của bạn hoặc các dịch vụ của bạn.

Để tăng mức độ nhận biết và quan tâm đến thương hiệu, bạn cần tăng khả năng hiển thị của thương hiệu đối với khách hàng tiềm năng, phát triển authority – thẩm quyền và tạo trust – độ tin cậy cho thương hiệu.

Content marketing và tập trung phát triển lượng truy cập tìm kiếm không có thương hiệu có thể giúp tăng nhận thức về thương hiệu.

Tuy nhiên, việc chỉ dựa vào những người truy cập trang web để tìm hiểu về thương hiệu và dịch vụ của bạn cung cấp sẽ không đưa bạn đi quá xa và đạt hiệu quả nổi bật.

Để nâng cao nhận thức về thương hiệu trên quy mô lớn, marketers cần đưa thương hiệu của họ đến với khách hàng tiềm năng của họ. Đừng chỉ ngồi 1 chỗ chờ họ đến với bạn.

May mắn thay, có rất nhiều công cụ trong digital marketing để giúp marketers xây dựng nhận thức về thương hiệu, bao gồm quảng cáo, influencer marketing, customer marketing, digital PR…

Quảng cáo

AdRoll (công cụ sử dụng AI tối ưu hóa tiếp thị trên nhiều kênh nhắm mục tiêu vào khách hàng tiềm năng) phân loại quảng cáo thành hai loại:

  • Retargeting (tạm dịch là Chiến dịch đeo bám quảng cáo)
  • Chiến dịch nâng cao nhận thức về thương hiệu.

Như tên gợi ý, các chiến dịch Chiến dịch đeo bám quảng cáo nhắm mục tiêu đến những người đã tương tác với doanh nghiệp (ví dụ: đã truy cập trang web của bạn) và các chiến dịch nâng cao nhận thức về thương hiệu nhắm mục tiêu đến những khách hàng tiềm năng chưa tương tác với bạn.

Marketers có thể chọn từ một số phương pháp nhắm mục tiêu để đưa thương hiệu của bạn đến với khách hàng tiềm năng.

Nhắm mục tiêu theo ngữ cảnh

Nhắm mục tiêu theo ngữ cảnh là một trong những phương pháp nhắm mục tiêu quảng cáo lâu đời nhất.

Ví dụ:

  • Chuỗi khách sạn đặt quảng cáo của họ trên một tạp chí du lịch.
  • Nhà thuốc đặt quảng cáo trên các trang báo sức khỏe.

Một thương hiệu có thể đặt quảng cáo trên các trang web hoặc ứng dụng dành cho thiết bị di động có nội dung liên quan đến sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.

Sự khác biệt lớn giữa nhắm mục tiêu theo ngữ cảnh và nhắm mục tiêu khác là:

Nhắm mục tiêu theo ngữ cảnh không dựa trên dữ liệu cá nhân hoặc hành vi về đối tượng mục tiêu (khách hàng). Hay nói cách khác phương pháp này tôn trọng quyền riêng tư của khách, các marketers sẽ tìm kiếm và kết nối với khách hàng tiềm năng của họ.

Hiện nay, cơ quan quản lý và các công ty công nghệ đang tìm cách cải thiện khả năng bảo vệ quyền riêng tư của người tiêu dùng, do đó maketing theo hướng nhắm mục tiêu theo ngữ cảnh đối với các nhà quảng cáo có thể sẽ là xu hướng và được áp dụng triệt để.

Quảng cáo trên báo chí
Quảng cáo trên báo chí

Nhắm mục tiêu theo nhân khẩu học và sở thích

Nhắm mục tiêu theo nhân khẩu học và sở thích thúc đẩy sự thấu hiểu khách hàng hiện tại để tìm khách hàng mới.

Ví dụ: Tệp khách hàng hiện tại đang quan tâm đến các hoạt động hoặc đối tượng nhất định. Trong trường hợp đó, bạn có thể đưa thương hiệu của mình đến với khách hàng tiềm năng bằng cách chạy quảng cáo nhắm mục tiêu đến những người có đặc điểm nhân khẩu học hoặc sở thích tương tự.

Lookalike Targeting

Lookalike Targeting hay được dịch là “Nhắm mục tiêu theo kiểu nhìn tương tự”. Mục tiêu này gần tương tự như nhắm mục tiêu theo nhân khẩu học và sở thích. Tuy nhiên, thay vì xác định phân khúc đối tượng mục tiêu theo cách thủ công dựa trên danh sách các thuộc tính nhân khẩu học hoặc sở thích – các nền tảng quảng cáo Lookalike Targeting sử dụng công nghệ hiện đại hơn để tìm đối tượng mục tiêu có vẻ ngoài hoặc hành vi tương tự với đối tượng gốc do các marketers cung cấp. Đối tượng gốc thường là một tập hợp nhỏ các khách hàng hiện tại.

Influencer Marketing

Influencer Marketing là việc hợp tác với một người có ảnh hưởng đến khách hàng mục tiêu để quảng bá thương hiệu và sản phẩm của bạn. Ngay cả trước thời đại kỹ thuật số, các thương hiệu lớn thường thuê các vận động viên nổi tiếng hoặc người nổi tiếng để chứng thực sản phẩm của họ.

Ngày nay, “influencers” là những nhân vật trên mạng xã hội, những người đã tạo dựng được lượng người theo dõi với một lượng khán giả cụ thể. Ngày nay, influencers cực kỳ nhiều, truyền thông cũng phát triển, do đó việc hợp tác với những người này không còn là đặc quyền chỉ dành cho những thương hiệu có túi tiền lớn mà các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng có thể áp dụng được triệt để.

Doanh nghiệp có thể tuyển dụng influencers với chi phí rất thấp hoặc miễn phí bằng cách tiếp cận với những người nổi tiếng đã thể hiện sự quan tâm hoặc đã đầu tư vào thị trường ngách của doanh nghiệp, bao gồm cả khách hàng.

Mô hình kinh doanh có thể nằm trong mô hình kinh doanh B2C (Doanh nghiệp với Khách hàng) hoặc B2B (Doanh nghiệp với doanh nghiệp).

Influencer Marketing
Influencer Marketing

Customer Marketing

Khi bạn mua sắm tại một thị trường thương mại điện tử, chẳng hạn như Amazon, bạn có thể xem các đánh giá về sản phẩm trước khi đưa ra quyết định mua hàng. Số lượng và xếp hạng của các bài đánh giá về sản phẩm cũng là yếu tố xếp hạng cho các tìm kiếm sản phẩm trên web này. Càng nhiều người đánh giá sản phẩm và xếp hạng đánh giá càng cao, thì sản phẩm đó càng có nhiều khả năng hiển thị và lưu lượng truy cập.

Đối với thương hiệu phân phối trực tiếp sản phẩm đến người tiêu dùng (D2C), các đánh giá và chia sẻ của khách hàng trên phương tiện truyền thông xã hội sẽ đưa thương hiệu và sản phẩm của bạn đến với khách hàng mới và giúp thiết lập niềm tin đối với thương hiệu của bạn.

Digital PR

Trong số tất cả các chiến lược thúc đẩy nhận thức về thương hiệu, Digital PR là chiến lược liên quan trực tiếp nhất đến SEO. Trên thực tế, nó thường được coi là “xây dựng liên kết 2.0”.

Sự khác biệt chính giữa xây dựng liên kết và Digital PR là xây dựng liên kết tập trung vào việc có được các liên kết từ các trang web khác. Ngược lại, Digital PR tập trung vào việc đưa thương hiệu đến với khán giả mục tiêu thông qua những câu chuyện được xuất bản trong các ấn phẩm có liên quan và chất lượng cao. Các loại câu chuyện khác nhau tùy thuộc vào các ngành và đối tượng.

Brand Awareness (nhận thức về thương hiệu) là nền tảng thứ 5 của SEO

Một trong những mục tiêu của chiến lược tiếp thị toàn diện phải là nâng cao nhận thức về thương hiệu – cũng như chiến lược SEO toàn diện nên hướng tới việc tăng cả tìm kiếm không có thương hiệu và tìm kiếm có thương hiệu.

Trong khi lưu lượng truy cập tìm kiếm không có thương hiệu được thúc đẩy bởi xếp hạng từ khóa thì lưu lượng truy cập tìm kiếm có thương hiệu chủ yếu được thúc đẩy bởi khối lượng tìm kiếm của branded keywords. Càng nhiều người biết đến và quan tâm đến một thương hiệu, thì sản phẩm của thương hiệu đó càng nhận được nhiều traffic. Chính vì lý do đó, các SEOer cần phải nhận định rằng Brand Awareness có vai trò cực quan trọng như một trụ cột của SEO.

Tài liệu tham khảo

  1. Tác giả Wilson Lau (Ngày đăng 24 tháng 8 năm 2022). Why Brand Awareness Is The Fifth Pillar Of SEO, Search Engine Journal. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2022
  2. Tác giả Zack_Duncan (Ngày đăng 22 tháng 10 năm 2020). Branded vs Non Branded Keywords | Analyze With Google Search Console, Rotandbr An Chgroup. Truy cập ngày 18 tháng 10 năm 2022
Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.