Tổng hợp 13 cách SEO Checklist cực đơn giản và hiệu quả

SEO Checklist là gì?

SEO Checklist giúp SEOer thưc hiện để tìm và khắc phục sai sót khi triển khai nội dung lên trăng website. Cách check này được thực hiện qua từng bước, nâng cao hiệu quả chiến dịch SEO.

Hướng dẫn cách SEO Checklist cực đơn giản

Keyword nên được nằm ở ngay đầu Title

Đặt Keyword ở đầu Title (H1) giúp bài viết được tìm kiếm dễ dàng nhất, và đây được xem là một trong các yếu tố then chốt xếp hạng trong SEO.

Tối ưu hóa Title cho phép các công cụ tìm kiếm phát hiện nội dung bài viết sẽ nói về điều gì, và điều này chỉ diễn ra trong vòng vài mili giây sau khi thu thập dữ liệu trang mới.

Nếu SEOer lo lắng không biết rằng Title đã tốt hay chưa, thì Yoast là công cụ hữu ích để giúp thiết lập các thẻ tiêu đề khác nhau cho người đọc.

Keyword nằm trong thẻ H1

Thẻ “<H1>” được xem là thẻ quyền lực nhất để giúp trình thu thập thông tin của Google tìm thấy. Khi từ khóa không nằm trong các thẻ này, có thể rất khó khăn để xác định nội dung bài viết.

Chú ý đến Độ dài của URL

URL bài viết càng ngắn gọn và rõ ràng thì càng có lợi cho các công cụ tìm kiếm. Bởi vì với URL rõ ràng và đúng trọng tâm giúp bài viết càng đúng trọng tâm, hơn nữa càng cần ít thời gian thu thập thông tin qua site map (sơ đồ trang web). Ngoài ra, cũng có lợi cho khách hàng chính là người trải nghiệm thông tin thực tế, họ có thể dễ dàng nhớ thông tin.

Chú ý đến Độ dài của URL
Chú ý đến Độ dài của URL

Keyword chứa trong Meta Description

Meta Description cũng là yếu tố quan trọng trong SEO. Hãy tối ưu hóa mô tả meta để:

  • Cung cấp một cái nhìn tổng quan trung thực về nội dung trang.
  • Bao gồm từ khóa chính của bạn.
  • Góp phần tăng xếp hạng các trang.

Do đó, hãy chú ý đến các Meta Description và đảm bảo từ khóa chính được tối ưu hóa trong đó.

Lưu ý: Schema Markup là công cụ giúp cung cấp nhiều thông tin hơn, chẳng hạn như xếp hạng theo sao, giá cả, tình trạng còn hàng và sao đánh giá.

Tập trung vào trải nghiệm người dùng

Nội dung trang web nên tập trung vào trải nghiệm người dùng, và Google cũng rất chú trọng điều này. Tháng 8 năm 2021, Google cho ra mắt bản cập nhật Google Page Experience update để khẳng định điều này.

Các SEOer nên chú ý tới bố cục và định dạng nội dung blog nên được điều hướng nhanh chóng và dễ dàng để người dùng có thể dễ dàng tìm câu trả lời cho truy vấn của họ. Các yếu tố ảnh hưởng đến trải nghiệm người dùng là:

  • Bỏ headings and subheadings
  • Hình ảnh trực quan
  • Chia nội dung thành các đoạn văn nhỏ
  • Sử dụng chấm đầu dòng và hộp văn bản

Hãy giúp người dùng tìm thấy câu trả lời cho câu hỏi nhanh nhất và không cần thao tác nhiều.

Ví dụ: Đây là nội dung tập trung vào trải nghiệm người dùng: Nội dung này có:

  • Nhiều khoảng trắng
  • Tiêu đề dễ đọc
  • Sử dụng dấu chấm đầu dòng
  • Hình ảnh

Nội dung này thật sự bắt mắt và giúp người đọc dễ dàng xem qua. Trải nghiệm của người dùng là một trong những trọng tâm chính của SEO on-page.

Nội dung Unique (Nội dung độc đáo)

Các công cụ tìm kiếm làm việc giúp giảm lượng nội dung trùng lặp trong kết quả tìm kiếm. Điều này đảm bảo rằng không có 2 nội dung giống nhau được xếp hạng cao như nhau.

Nếu phát hiện cùng một nội dung đang được viết nhiều trang web thì chỉ một trong những trang này sẽ được xếp hạng cao, các trang khác sẽ ít được xuất hiện.

Do đó, hãy đảm bảo web của mình càng ít nội dung trùng lặp càng tốt để tránh EAT content.

Ví dụ: nếu nội dung của bạn đang viết về một sản phẩm, thì hãy sáng tạo nội dung thật mới, chứ không phải viết tương tự như các trang website khác. Hay nói cách khác công cụ tìm kiếm rất chú trọng nội dụng mới và độc đáo.

Content Reading Level (cấp độ đọc nội dung)

Theo quan điểm của copywriting , mức độ đọc càng thấp, càng gần với mức cơ bản càng được khuyên dùng cho hầu hết các trang web. Điều này sẽ đảm bảo rằng nội dung và bài đăng trên blog có thể tiếp cận được với nhiều người nhất.

Nhưng tùy thuộc vào thị trường ngách quan điểm này có thể thay đổi.

Một tạp chí khoa học sẽ có mức độ đọc cao hơn các trang khác.

Từ khóa chính trong 50 đến 100 từ đầu tiên

Từ quan điểm SEO, Keyword xuất hiện trong nội dung càng sớm, trình thu thập thông tin của công cụ tìm kiếm càng có thể xác định nội dung nói về điều gì. Nhiều người viết bài mắc sai lầm đặt từ khóa chính ngay gần cuối bài, khiến bài viết lan man. Nên chắc chắn rằng từ khóa chính nằm trong vòng 50 đến 100 từ đầu tiên.

Subheadings (Tiêu đề phụ) được nằm trong thẻ H2

Subheadings trong thẻ H2 cho phép các công cụ tìm kiếm xây dựng một bức tranh rõ ràng về trang và các chủ đề phụ đã viết. Điều này không chỉ bổ sung cấu trúc cho trang web cho các công cụ tìm kiếm, mà giúp bổ sung thông tin đầy đủ chi tiết nhất.

LSI Keywords

LSI Keywords hay còn gọi là từ khóa đồng nghĩa. Từ khóa này cùng ngữ nghĩa với từ khóa chính, chứa từ và cụm từ có liên quan đến chủ đề trong bài viết, giúp cung cấp ngữ cảnh cho nội dung/

Có nhiều tranh luận về việc liệu chúng có còn hữu ích hay không nhưng đối với kinh nghiệm cá nhân, tôi cho rằng LSI Keywords vẫn rất quan trọng.

Giả sử viết về chủ đề “thuốc đau bụng”. Cụm từ khóa LSI của bạn có thể là:

  • Thuốc đau bụng tốt nhất
  • Thuốc đau bụng nhạy nhất
  • Thuốc đau bụng màu hồng

Từ khóa LSI giúp đảm bảo rằng nội dung đó có liên quan hơn và có thể giúp tăng lưu lượng truy cập trang web từ các từ khóa liên quan khác.

Sử dụng các từ đồng nghĩa với nhau

Các chủ đề luôn có các từ khóa gắn với nhau, ví dụ

Điều này thường xảy ra đối với các chủ đề có liên quan chặt chẽ với nhau hoặc có các cách nói hoặc cách viết biện chứng khác nhau.

Ví dụ

“Cốc nguyệt san” và “BeU Cup” là hai từ khóa liên quan đến cùng một chủ đề. Nhưng Google có thể chọn xếp hạng trang có nội dung viết về “BeU Cup” sau khi người dùng tìm kiếm từ khóa “cốc nguyệt san”.

Do đó, để ontop, SEOer nên tối ưu hóa cho các từ đồng nghĩa để nhận được nhiều lưu lượng truy cập tự nhiên.

Thứ tự từ khóa

Thứ tự từ khóa được tìm kiếm và vị trí từ khóa xuất hiện trên trang của bạn ảnh hưởng đến thứ hạng trang web. Mọi người thường sử dụng các biến thể của cụm từ tìm kiếm mặc dù có cùng mục đích chung.

Ví dụ:

Khách hàng đang tìm kiếm “dầu gội sữa tắm 2 trong 1 cho nam”, những từ khóa khác như:

  • dầu gội sữa tắm 2 trong 1 cho nam tốt nhất
  • dầu gội sữa tắm cho nam 2 trong 1
  • Sản phẩm kết hợp dầu gội sữa tắm cho nam

Mặc dù thực tế là tất cả mục đích đều như nhau, nhưng thứ tự từ khóa có thể ảnh hưởng đến vị trí hiển thị trong xếp hạng tìm kiếm. Nếu thị trường ngách của bạn có tính cạnh tranh cao thì điều này rất quan trọng. Do đó, người sáng tạo nội dung nên xây dựng hỗn hợp các từ khóa, đảm bảo chúng có mật độ ổn trong toàn nội dung để tăng khả năng tiếp cận khách hàng.

Outbound Links là các liên kết trỏ đến một số tên miền khác từ trang web, giúp các công cụ tìm kiếm xác định giá trị của nội dung. Các trích dẫn, các external links sang bài báo, bài nghiên cứu của trang web có thẩm quyền đáng tin cậy trong thị trường ngách giúp tăng thêm thẩm quyền cho trang. Đảm bảo rằng sử dụng anchor text có liên quan và chú ý đến link này là dofollow hay nofollow bằng cách kiểm tra mã nguồn.

Internal Linking (Liên kết nội bộ)

Xây dựng liên kết nội bộ là một trong những chiến lược được sử dụng nhiều nhất trong SEO. Liên kết nội bộ là các liên kết từ một trang trên trang web của bạn (trang A), đến một trang có liên quan khác trên trang web của bạn (trang B). Thông thường sẽ được dùng nhờ vào anchor text. Xây dựng liên kết nội bộ thêm giá trị bổ sung cho người đọc vì nó cung cấp thêm một nguồn tài nguyên để đọc. Bên cạnh đó, nó giúp làm cho trình thu thập thông tin dễ dàng hơn.

Đảm bảo rằng tất cả các liên kết bên ngoài (external link) và liên kết nội bộ (internal links) trên trang web của bạn đang hoạt động và không dẫn đến các trang 404.

Liên kết bị chết này không chỉ gây thiệt hại nghiêm trọng đến trải nghiệm mà người dùng mà còn ảnh hưởng đến nhiều chỉ số khác.

Thẻ Image Alt Tags (thẻ thay thế hình ảnh) được tối ưu hóa

Hình ảnh không chỉ là về thiết kế web, thẻ alt giúp các công cụ tìm kiếm như Google diễn giải hình ảnh trên trang. Vì trình thu thập thông tin hình ảnh không thể xác định mọi hình ảnh với độ chính xác 100%, nên tốt hơn là nên giúp công cỵ này tìm ra bằng cách thêm thẻ văn bản thay thế vào hình ảnh.

Lấy hình ảnh dưới đây làm ví dụ:

Hầu hết những người tải lên hình ảnh trên trang web sẽ cung cấp cho hình ảnh này một thẻ alt mặc định như:

IMG_DIGI_0435678430.jpg

Nhưng điều này thật khó đối với một trình thu thập thông tin.

Thay vào đó, tốt hơn là sử dụng văn bản thay thế mô tả để giải thích hình ảnh là gì. Như là:

  • Điểm nổi bật của Fitobimbi Ferro C
Thêm mô tả vào hình ảnh để giải thích hình ảnh
Thêm mô tả vào hình ảnh để giải thích hình ảnh

Các thẻ này, cũng như tên tệp, cũng có thể chứa các từ khóa mục tiêu để giúp thêm mức độ liên quan cho trang web. Có thể thêm mô tả vào khắp các hình ảnh trên trang của mình nhưng đừng nhồi nhét và lạm dụng.

Trang web đáp ứng trên thiết bị di động

Vào năm 2015, Google đã bắt đầu phạt các trang web không thân thiện với thiết bị di động. Có nghĩa là nếu trang web không định dạng trên thiết bị di động thì sẽ gặp khó khăn để xếp hạng cao.

Bởi vì có một trang web thân thiện với thiết bị di động sẽ cải thiện trải nghiệm người dùng và có thể tạo ra lưu lượng truy cập.

Điều này còn được tăng thêm nhờ việc triển khai lập chỉ mục đầu tiên trên thiết bị di động vào năm 2018.

Bạn có thể kiểm tra xem trang web của mình có thân thiện với thiết bị di động hay không bằng cách sử dụng công cụ kiểm tra tính thân thiện với thiết bị di động này .

Tốc độ trang web nhanh

Khi nói đến SEO trên trang, tốc độ trang có ý nghĩa quan trọng. Năm 2010, Google tuyên bố sẽ sử dụng tốc độ trang web như một yếu tố xếp hạng chính thức. Một trang web chậm có thể khiến mất cả thứ hạng và tiền bạc trong dài hạn. Do đó, tốc độ trang webiste là yếu tố cần được xem xét kỹ lưỡng.

Biểu đồ cho thấy tốc độ trang web càng chậm càng ảnh hưởng đến thứ hạng
Biểu đồ cho thấy tốc độ trang web càng chậm càng ảnh hưởng đến thứ hạng

Bảo mật HTTPS và Dwell Time (Thời gian dừng)

Vài năm trước, vào năm 2014, Google đã công bố các trang web có mã hóa HTTPS (giao thức truyền tải siêu văn bản) sẽ được ưu tiên hơn.

Dwell Time – Thời gian dừng là lượng thời gian ai đó dành trên trang để xem nội dung sau khi tìm kiếm.

Giả sử khách hàng muốn kiểm tra kết quả tìm kiếm của Google cho “thuốc trị bệnh trĩ” .

Khách hàng gõ vào tìm kiếm của Google và nhấp vào kết quả tìm kiếm của trang web của bạn. Sẽ có 3 hướng xảy ra:

  • Sẽ rời đi ngay lập tức : Khách sẽ xem qua nội dung và nói, “Không, nội dung không phù hợp”
  • Sẽ dành vài phút ở đó: Khách sẽ đọc nội dung và nghĩ, “Nội dung rất hữu ích”
  • Sẽ dành một thời gian dài ở đó: Khách đọc nội dung và nghĩ, “Ồ! Nội dung chính xác, hoàn chỉnh”

Điều này có thể giúp Google hoặc bất kỳ công cụ tìm kiếm nào khác xác định chất lượng của nội dung.

  • Nếu phần lớn mọi người rời đi ngay lập tức, nó sẽ được gắn thẻ là nội dung kém.
  • Nếu mọi người dành vài phút, nó sẽ được gắn thẻ là trung bình.
  • Và nếu mọi người dành một thời gian dài ở đó, nó sẽ rất xuất sắc.

Có thể cải thiện thời gian dừng bằng cách cải thiện chất lượng nội dung và sử dụng các kỹ thuật viết bài SEO khác nhau trong suốt quá trình viết.

Tỷ lệ thoát

Tỷ lệ thoát là số lượng người truy cập trang và rời đi trước khi truy cập trang khác. Theo Google, tỷ lệ thoát không ảnh hưởng đến thứ hạng. Tuy nhiên Moz lại có một số dữ liệu thú vị để chỉ ra rằng tỷ lệ thoát tương quan với thứ hạng cao hơn.

Có thể cải thiện tỷ lệ này bằng cách:

  • Áp dụng các chiến lược xây dựng liên kết nội bộ.
  • Tạo nội dung trang web hay tuyệt vời
  • Sử dụng các tips viết bài SEO.

Bạn có thể kiểm tra tỷ lệ thoát trong Google Analytics.

Độ dài của nội dung

Nội dung dạng dài luôn đạt được thứ hạng vượt trội hơn so với nội dung dạng ngắn trong bảng xếp hạng tìm kiếm .Trên thực tế, Brian Dean tại Backlinko nhận thấy độ dài trung bình của bài đăng trên blog xếp hạng số trên trang đầu tiên là 1.890 từ.

Nếu bạn cũng xem qua blog xếp hạng cao, sẽ thấy rằng hầu hết các bài viết đều bắt đầu từ 1.000 đến 2.000 từ và thậm chí lên đến 10.000 từ. Tuy nhiên, không có bất kỳ độ dài nội dung nào là chuẩn mực, số lượng từ sẽ thay đổi vào chủ đề đang triển khai.

Chiều sâu của nội dung

Mặc dù nội dung phải dài, nhưng cũng phải chứa nhiều thông tin liên quan có chiều sâu để giúp mọi người nhận được câu trả lời chuẩn nhất.

Hãy nói rằng có bài viết nói về tác dụng của các thành phần trong Duovital

Bài 1:

  • Axit Hyaluronic tốt cho xương khớp
  • Chondroitin là thành phần quan trọng của sụn

Bài 2:

  • Axit Hyaluronic là hợp chất gồm đường và protein. Axit Hyaluronic có thể liên kết với lượng lớn với nước…
  • Chondroitin kết hợp một lượng nước lớn trong các mô sụn và giúp cho sụn có đặc tính đàn hồi và chịu được va đập…
Viết content có chiều sâu càng giúp đem lại giá trị cho người đọc
Viết content có chiều sâu càng giúp đem lại giá trị cho người đọc

Do vậy content càng có chiều sâu càng giúp đem lại giá trị cho người đọc.

Sử dụng đa phương tiện

Sử dụng các loại nội dung khác nhau như hình ảnh và video có thể giúp:

  • Tăng thời gian dừng
  • Giảm tỷ lệ thoát
  • Tăng lượt chia sẻ trên mạng xã hội ( website nên có nút chia sẻ xã hội)
  • Tăng giá trị của nội dung của bạn và thu hút các backlinks.
  • Hình ảnh và nội dung video giúp tiếp cận nhiều khách hàng hơn.

Nội dung được cập nhật liên tục

Nội dung mới, cập nhật có thể giúp cải thiện thứ hạng. Google hiển thị ngày cập nhật mới nhất cho một trang webiste trong kết quả tìm kiếm của nó. Điều này có nghĩa là Google (và độc giả) quan tâm đến mức độ cập nhật của nội dung.

Nội dung được cập nhật liên tục cũng có thể giúp cải thiện tỷ lệ nhấp do người đọc muốn đọc những thông tin được update mới nhất.

Trên đây là cách SEO Checklist đơn giản mà các SEOer nên chú ý để bài viết được thứ hạng cao nhất. 

Tài liệu tham khảo

  1. Tác giả Matthew Woodward (Cập nhật vào ngày 09 tháng 9 năm 2022). The Ultimate On Page SEO Checklist For 2022 To Increase Rankings, Matthew Woodward. Truy cập ngày 17 tháng 11 năm 2022
Ngày viết:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.