Google Product Review (Bản cập nhật đối với tính năng đánh giá sản phẩm và trang web của bạn) là gì?
Thứ Ba, ngày 21 tháng 12, bản cập nhật chính thức Google Product Review (Bản cập nhật đối với tính năng đánh giá sản phẩm và trang web của bạn) được ra đời. Alan Kent của Google đã có bài đăng trên Twitter thông báo về sự cập nhật này. Bản thông báo được dịch đầy đủ là: “Bản cập nhật đánh giá sản phẩm của Google đã được triển khai đầy đủ. Cảm ơn bạn!”
“Cập nhật đánh giá sản phẩm” (viết tắt là PRU). Như tên cho thấy, bản cập nhật có nghĩa là tập trung vào nội dung đánh giá sản phẩm. Tuy nhiên, trước đó vào tháng 4 năm 2021, “Bản cập nhật đánh giá sản phẩm” cũng đã được phát hành, hay nói cách khác PRU tháng 12/2021 được xem là bản nâng cấp của tháng 4/2021. Với việc phát hành, Google đã phát hành một số tiêu chí cụ thể nhằm mục đích hướng dẫn để giúp người làm SEO và người sáng tạo nội dung hiểu rõ hơn về những gì tạo nên một bài đánh giá sản phẩm chất lượng cao. Các nguyên tắc này bao gồm:
- Thể hiện kiến thức chuyên môn về các sản phẩm đang được xem xét.
- Sử dụng các phép đo định lượng để đánh giá sản phẩm.
- Tạo nội dung đề cập đến ưu và nhược điểm của sản phẩm.
- Chỉ ra các yếu tố chính dẫn đến quyết định mua một sản phẩm.
Với Bản cập nhật đánh giá sản phẩm tháng 12 năm 2021, hai hướng dẫn bổ sung đã được phát hành. Các trang đánh giá sản phẩm được yêu cầu này để:
- Hiển thị bằng chứng chứng minh trải nghiệm cá nhân với sản phẩm
- Bao gồm các liên kết đến nhiều người bán để cung cấp cho người dùng các tùy chọn mua hàng.
Bản cập nhật đánh giá sản phẩm không phải là bản cập nhật cốt lõi
Trên thực tế, thuật toán “Đánh giá sản phẩm” chưa phải là thuật toán cốt lõi của Google. Bản cập nhật này tập trung vào thiết kế để thúc đẩy các bài đánh giá sản phẩm chất lượng cao.
Tuy nhiên tín hiệu từ Google cho thấy, thuật toán này rất có thể sẽ được đưa vào bảng xếp hạng cốt lõi của Google vào một thời điểm nào đó.
Tại sao Google Product Review lại quan trọng với người dùng?
Bản cập nhật nhằm mục đích phục vụ người dùng tốt hơn bằng cách thưởng cho các bài đánh giá sản phẩm chuyên sâu trong khi tránh những bài đánh giá chỉ đóng vai trò lừa đảo nhằm tăng doanh thu liên kết mà không mang lại nhiều giá trị thực tế.
Ví dụ: Khi bạn đang dạo vòng quanh các web để tìm mua thuốc bổ xương khớp. Khi so sánh 2 sản phẩm nuôi dưỡng với nhau, bạn đang lăn tăn không biết lựa chọn sản phẩm nào thì phát hiện ra, 1 loại thuốc có đánh giá không tốt như: “ Uống mãi không khỏi đau”, “ Quảng cáo rõ hay mà dùng không hiệu quả”… với một đánh giá như: “Thuốc chất lượng tốt”, “ Dùng mấy hôm đỡ hẳn”… Tất nhiên rồi, bạn sẽ tin tưởng loại có review tốt hơn để mua.
Do đó, những đánh giá ảnh hưởng đến trải nghiệm mua hàng rất nhiều. Với một sản phẩm tốt, không chỉ được chuyên gia đánh giá mà còn nhận được phản hồi tích cực của người dùng sẽ kích thích mua hàng hơn. Khi những khách hàng đánh giá tốt thì tiếp tục những khách hàng đến sau sẽ tin tưởng vào loại sản phẩm này hơn.
Dạng Review này chúng ta có thể bắt gặp ở nhiều nơi, Google đã từng triển khai đánh giá ở Google Map. Những doanh nghiệp được đánh giá cao sẽ được chú ý hơn rất nhiều.
Cập nhật đánh giá sản phẩm từ Google ảnh hưởng đến trang web nào?
Google sẽ không trừng phạt trực tiếp các bài đánh giá sản phẩm chất lượng thấp hơn có “nội dung sơ sài, chỉ tóm tắt một loạt các sản phẩm”. Tuy nhiên, nếu các website có nội dung như vậy sẽ dễ dàng nhận thấy thứ hạng bị tụt hạng nhanh chóng, điều này không khác gì một hình phạt. Theo lý giải của Google, đây không phải là hình phạt đối với nội dung sơ sài mà Google chỉ thưởng cho các trang web có nội dung đánh giá sâu sắc hơn với thứ hạng cao hơn.
Google cho biết về bản cập nhật này đó là: Trọng tâm của sự cập nhật này là cung cấp cho người dùng nội dung cung cấp phân tích sâu sắc và nghiên cứu ban đầu, nội dung được viết bởi các chuyên gia hoặc những người đam mê hiểu rõ chủ đề.
Các điểm rút ra chính và khuyến nghị cho chủ sở hữu trang web sau khi bổ sung
Tạo nên bảng so sánh giữa các sản phẩm
Đánh giá sản phẩm tháng 4 năm 2021 và tháng 12 năm 2021 cho thấy bảng so sánh, hướng dẫn mua hàng và danh sách ưu nhược điểm là rất quan trọng.
Điều này giúp cung cấp nội dung giúp mọi người dễ dàng quyết định mua sản phẩm nào hơn. Các yếu tố như bảng so sánh và hướng dẫn mua hàng chắc chắn có thể giúp tạo điều kiện thuận lợi cho việc này.
Hình ảnh mạnh mẽ (Ảnh, Video và Gif)
Khi tìm kiếm trợ giúp về việc chọn sản phẩm phù hợp, hình ảnh rõ ràng có thể giúp ích cho người dùng. Bên cạnh cung cấp ảnh gốc của sản phẩm có thể cung cấp video về sản phẩm để người dùng có thể có được cảm nhận mạnh mẽ về sản phẩm thực sự có thể giúp ích cho người đọc. Và cung cấp ảnh gif nhanh về cách mọi thứ hoạt động cũng có thể có lợi.
Ví dụ: Bên cạnh hình ảnh của sản phẩm Dầu gội dược liệu Thái Dương 7 Plus, website Trungtamthuoc.com còn cung cấp video giới thiệu sản phẩm này, giúp người dùng có cái nhìn tổng quan, chân thực nhất.
Trải nghiệm thực tế sử dụng sản phẩm. Chứng minh bạn đã thực sự dùng thử sản phẩm và hiểu rõ ưu nhược điểm
Người đánh giá sản phẩm đó thực sự đã sử dụng, đã thử nghiệm và có những trải nghiệm thực sự với sản phẩm đó. Những đánh giá đó sẽ ghi điểm với Google, ngược lại những đánh giá hời hợt sẽ được dần loại bỏ.
Để đảm bảo những trải nghiệm và đánh giá chân thực nhất, lời khuyên là những bài viết này hãy do các chuyên gia hoặc người đam mê đang viết bài (theo đúng chuyên môn của tác giả) đánh giá. Tôi cũng đồng tình với ý kiến trên của Google. Một chuyên gia viết nội dung không có nghĩa là nội dung đó sẽ có chất lượng siêu cao, đảm bảo tuyệt đối. Tuy nhiên, người có kiến thức chuyên môn về chủ đề mà họ đang viết chắc chắn rằng nội dung sâu sắc, hữu ích và chất lượng cao hơn là người không có chuyên môn.
Giải thích quy trình đánh giá của bạn và lý do mọi người nên tin tưởng bạn
Khi mọi người đang tìm kiếm các đánh giá, việc cung cấp quy trình đánh giá của bạn một cách rõ ràng cho người đọc là một ý tưởng thông minh (và có thể giúp phá vỡ các rào cản hoài nghi từ người dùng). Để tiếp cận hơn người dùng, người sáng tạo nội dung có thể giải thích cách đánh giá sản phẩm theo tiêu chí nào, quy trình thực hiện ra sao, các chỉ số nào đang được sử dụng để xếp hạng sản phẩm, cách chọn sản phẩm hàng đầu cho mỗi danh mục.
Ví dụ: Để lựa chọn thuốc tốt nhất, nhà thuốc online này đã đưa ra 7 tiêu chí cụ thể để đánh giá và giúp người dùng lựa chọn thuốc tốt hơn.
Lời khuyên từ Google với người sáng tạo nội dung khi cân nhắc đánh giá sản phẩm
Google biết mọi người đánh giá cao các bài đánh giá chia sẻ nghiên cứu chuyên sâu, thay vì chỉ tóm tắt một loạt các sản phẩm. Đó là lý do tại sao trong năm qua, Google đã làm việc để cải thiện các bài đánh giá sản phẩm mà họ hiển thị trong kết quả tìm kiếm Google Search, với bản cập nhật mới nhất ra mắt hôm nay. Theo nghiên cứu của chúng tôi, trong suốt giai đoạn từ năm 2018 đến trước ngày 05 tháng 05 năm 2020 là thời điểm rất phổ biết của các kết quả dạng Top List “hết sức đơn thuần” tại Việt Nam đạt kết quả cao trên Google Search. Khả năng sáng tạo nội dung, cung cấp “giá trị thực” cho người dùng gần như không có! Người viết chỉ đơn thuần tóm tắt lại một số thông tin cơ bản của sản phẩm, và làm điều đó tương tự với nhiều sản phẩm khác rồi gộp lại thành 1 bài. Ví dụ dưới đây là 1 website cũng top rất tốt trong giai đoạn thời gian này với từ khoá “thuốc cường dương”, ban biên tập website này soạn đến hơn 20 sản phẩm và người đọc có lẽ đọc xong hết bài viết này cũng chẳng biết mình nên lựa chọn sản phẩm nào, đâu là sản phẩm tốt – không tốt!
Các bản cập nhật đầu tiên về đánh giá sản phẩm của Google được thiết kế để, cùng với những thứ khác, giúp đảm bảo các bài đánh giá đến từ những người thể hiện kiến thức chuyên môn và nghiên cứu trực tiếp về sản phẩm. Bản cập nhật đánh giá sản phẩm của Google dựa trên công việc này để đảm bảo rằng các bài đánh giá sản phẩm trong Google Search đáp ứng các tiêu chí nhất định, chẳng hạn như:
- Khi nói về sản phẩm nên thể hiện kiến thức chuyên môn.
- Cho thấy hình dạng hoặc cách sử dụng sản phẩm trên thực tế, kèm theo nội dung độc đáo ngoài thông tin do nhà sản xuất cung cấp.
- Cung cấp số liệu định lượng về mức độ hiệu quả của sản phẩm theo nhiều cách đo lường.
- Giải thích đặc điểm khiến sản phẩm khác biệt với đối thủ cạnh tranh.
- Cung cấp thông tin so sánh với các sản phẩm tương đồng để cân nhắc, hoặc giải thích sản phẩm nào có thể phù hợp nhất cho mục đích hoặc trường hợp cụ thể.
- Bàn về lợi ích và hạn chế của một sản phẩm cụ thể dựa trên nghiên cứu về sản phẩm đó.
- Mô tả xem sản phẩm có gì cải tiến so với các phiên bản đã ra mắt trước đây nhằm gia tăng hiệu quả, giải quyết vấn đề, hoặc thông tin khác giúp người dùng ra quyết định mua hàng.
- Xác định các tiêu chí chính để ra quyết định đối với loại sản phẩm này và đánh giá hiệu quả sản phẩm theo những tiêu chí đó.
- Mô tả các lựa chọn chính trong quá trình thiết kế sản phẩm và tác động của những lựa chọn đó đối với người dùng (ngoài thông tin của nhà sản xuất).
Xem thêm: Có gì mới ở bản cập nhật đánh giá sản phẩm tháng 3 năm 2022 của Google?
Tài liệu tham khảo
- Trung tâm Google Tìm kiếm (Ngày đăng 8 tháng 4 năm 2021). Những điều người sáng tạo cần biết về bản cập nhật của Google đối với tính năng đánh giá sản phẩm. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2022.
2. Trung tâm Google Tìm kiếm (Ngày đăng 1 tháng 12 năm 2021). Bản cập nhật đối với tính năng đánh giá sản phẩm và trang web của bạn. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2022.
3. Tác giả Mordy Oberstein (Ngày đăng 12 tháng 1 năm 2022). Picking Apart the December 2021 Product Review Update Page by Page. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2022.
4. Tác giả Barry Schwartz (Ngày đăng 21 tháng 12 năm 2021). Google December 2021 product reviews update is finished rolling out. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2022.
5. Barry Schwartz (Ngày đăng 8 tháng 4 năm 2021). Google announces product reviews algorithm update. Truy cập ngày 24 tháng 2 năm 2022.
6. Perry Liu (Ngày đăng 23 tháng 03 năm 2022). More helpful product reviews on Search. Google The Keyword. Ngày truy cập 21 tháng 04 năm 2022.